Truyền hình cáp Việt Nam “lộn xộn và manh mún”

04/11/2015 07:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Thị trường quy mô còn nhỏ nhưng có quá nhiều đài truyền hình (TH) địa phương, quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ, hoạt động “lộn xộn”, chồng chéo, dẫm lên chân nhau.

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền Thông Đỗ Quý Doãn đã nhận định như vậy trong Hội thảo Quy hoạch Phát triển Phát Thanh Truyền Hình Việt Nam đến năm 2020, diễn ra ngày 28/6 tại Hà Nội. Theo Thứ trưởng, hiện dịch vụ cáp đồng trục đang phát triển “rất manh mún”, với sự tham gia của trên 40 đơn vị nhưng hầu hết đều chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, từ vài ngàn tới vài chục ngàn thuê bao.

Mạnh ai nấy làm

Đồng quan điểm với Thứ trưởng Doãn, ông Phạm Khắc Lãm, nguyên Tổng Giám đốc Đài TH Việt Nam cũng cho rằng thị trường truyền hình cáp nói riêng và truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện nay quá lộn xộn, và việc phải chấn chỉnh lại là “không phải bàn cãi”.

“Tổng số đài TH và các nhà cung cấp dịch vụ hiện quá nhiều rồi. Không một nước nào lại có nhiều đài TH địa phương như ở Việt Nam”, vị chuyên gia kì cựu này chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Lãm cũng chỉ ra nhiều thực trạng phổ biến như việc các kênh dịch vụ chưa đạt chất lượng đồng đều, nhiều kênh phát sóng nội dung “khá cẩu thả”, các đài phát triển theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” chứ không nhìn chung quanh, không nghĩ đến toàn cục.

“Thú thật là chúng ta chưa phát triển lắm nhưng lại chơi sang”, ông Lãm kết luận.

Tách riêng truyền dẫn phát sóng với nội dung

Trước tình trạng này, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT cho biết Bộ TT&TT đã đặt quan điểm phải quản lí lĩnh vực phát thanh truyền hình (PTTH) dưới dạng công nghệ, cụ thể là tách ngành truyền hình thành hai mảng riêng là truyền dẫn phát sóng và nội dung thông tin. Phần nội dung thông tin sẽ chịu quy định của Luật báo chí, nghĩa là chỉ các đơn vị sự nghiệp Nhà nước mới được làm, trong khi phần truyền dẫn sẽ thuộc phạm vi quản lí của luật Viễn thông, do các doanh nghiệp khai thác.

“Do mục tiêu tạo nguồn thu, các chương trình quảng cáo xuất hiện với tần suất cao trên truyền hình, tạo ra một thực tế là mất công bằng xã hội trong nhu cầu được thông tin cũng như nhu cầu thông tin giữa các tầng lớp, cộng đồng,” ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngoài ra, sự lộn xộn của truyền hình còn nằm ở chỗ nhiều đơn vị “bắt tay ngầm” trong việc cung cấp dịch vụ. Thực tế không hiếm trường hợp doanh nghiệp truyền hình đã hợp đồng với tòa nhà để “độc quyền” cung cấp dịch vụ, ngăn cản sự có mặt của các doanh nghiệp khác.

“Bộ Thông tin và Truyền thông hết sức phản đối vấn đề này vì chính việc cạnh tranh sẽ đem lại quyền lợi cho khách hàng. Sắp tới, Bộ sẽ có những quy định để giải quyết,” ông Tuấn nhấn mạnh.

Chọn công nghệ nào?

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đề xuất tại Hội thảo rằng việc phát triển thị trường TH trả tiền phải được “tiến hành có lộ trình”, những công nghệ không chiếm nhiều tài nguyên quốc gia như tần số thì không nên bị quản lí cứng về lộ trình cụ thể.

“Doanh nghiệp khi kinh doanh tất sẽ cân nhắc đến bài toán lợi nhuận thực tế, nên tôi cho rằng, Bộ nên để sự lựa chọn về công nghệ sử dụng (cáp đồng trục, cáp quang, truyền hình số mặt đất…) cho doanh nghiệp tự lựa chọn. Bộ đang khuyến khích DN triển khai cáp quang, nhưng điều kiện kinh tế Việt Nam còn ở mức thấp, cáp quang không phải lựa chọn tốt nhất vì quá đắt”, ông Hùng phát biểu. Theo đại diện Viettel, Bộ chỉ nên đặt mục tiêu 10% phủ sóng cáp quang đến năm 2015 và sau năm 2020 hãy đặt vấn đề 50% diện tích phủ sóng là cáp quang.

Đối với tình trạng phát triển “đông về số lượng nhưng yếu về chất lượng” của thị trường TH trả tiền hiện nay, ông Hùng cho rằng, đối với từng phân khúc như TH số mặt đất, IPTV, TH cáp… chỉ nên có từ 3-4 doanh nghiệp được cấp phép, còn doanh nghiệp làm nội dung thì không nên khống chế. “Các nhà làm nội dung có mạnh, giàu sức sáng tạo thì mới có thể cải thiện đóng góp của truyền hình vào GDP. Đừng quan niệm truyền hình là thị trường nhỏ. Nếu hiện tại nó chỉ chiếm 1% GDP thì nếu nội dung làm tốt, kinh doanh tốt, hoàn toàn có thể nâng GDP lên mức 2%, thậm chí là 4%”, ông Hùng kết luận.

Mai Anh

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
Truyền hình cáp Việt Nam “lộn xộn và manh mún”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO