TS. Từ Ngữ: Thói quen nào khi rửa bát, đũa tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh?

TS. Từ Ngữ| 10/04/2020 08:48
Theo dõi ICTVietnam trên

TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc thay đổi những thói quen khi vệ sinh vật dụng ăn uống, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Tham gia mạng xã hội Lotus.vn, TS Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, mới đây đăng bài viết nói về những thói quen sai lầm trong đời sống sinh hoạt hàng ngày có thể khiến lây lan dịch bệnh, đặc biệt là trong quá trình rửa bát đũa, vệ sinh nhà cửa. Bài viết có tựa đề: Những thói quen đơn giản khi rửa bát đũa nhưng tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh. Chúng tôi xin được đăng tải một phần bài viết này để quý độc giả tham khảo.

Những thói quen nào khi rửa bát, đũa có thể gây hại cho sức khỏe?

TS. Từ Ngữ: Thói quen nào khi rửa bát, đũa tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh? - Ảnh 3.

Trong các khuyến cáo phòng lây nhiễm COVID-19, Bộ Y tế đều khuyên người dân cần vệ sinh ăn uống. Những vật dụng ăn uống hàng ngày như bát đũa, xoong nồi… cần được rửa sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

Hiện nay, có rất nhiều gia đình vẫn giữ thói quen vệ sinh vật dụng ăn uống hàng ngày bằng cách ngâm bát đũa trong bồn rửa qua đêm, cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đũa hay không chờ bát đũa khô đã cất...

Thậm chí thói quen rửa đũa mà có đến 90% mọi người hay mắc phải đó là cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ.

Tuy nhiên, theo TS. Từ Ngữ phân tích, các dụng cụ ăn uống hàng ngày nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ là nơi các loại vi khuẩn tích tụ, có thể khiến cả gia đình tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan bệnh tật, nhất là các bệnh do virus gây ra qua đường hô hấp, tiêu hoá.

TS. Từ Ngữ: Thói quen nào khi rửa bát, đũa tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh? - Ảnh 4.

Rửa bát đũa thế nào mới đúng cách?

Theo TS. Từ Ngữ, vệ sinh vật dụng ăn uống cả trước và sau khi sử dụng là điều cần thiết.

Trước khi sử dụng, chúng ta nên nhúng qua bát đũa vào nước sôi, việc làm này chỉ mất vài phút mỗi ngày nhưng có khả năng tiêu diệt được những loại vi khuẩn gây hại lưu lại trong quá trình sử dụng trước đó.

  • Gan nhiễm độc có thể gây bệnh toàn thân: Đừng bỏ qua 4 việc để thanh lọc từ trong ra ngoài

Sau khi sử dụng xong, vệ sinh bát đũa cần được phân loại. Đối với những chén đĩa đựng rau hay cốc uống nước lọc có thể sử dụng nước để rửa sạch. 

Còn với những chén bát bám nhiều dầu mỡ nên sử dụng bằng hai cách sau: nước rửa chén chuyên dụng hoặc nước vo gạo.

Sử dụng nước rửa chén chuyên dụng có ưu điểm là tiện lợi và tạo cảm giác sạch sẽ nhanh chóng, nhưng phải đảm bảo tráng qua nước nhiều lần. 

Vì nếu không rửa sạch, chất tẩy rửa còn sót lại trên bát đĩa, khi sử dụng để đựng đồ ăn, các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa và dẫn đến những triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng…

Ngoài ra, nước vo gạo cũng là một cách làm sạch bát đũa rất hiệu quả, không chỉ có tác dụng làm sạch phần dầu mỡ bám trên chén bát mà còn giúp khử mùi tanh do thức ăn một cách dễ dàng mà không gây độc hại cho sức khỏe.

Sau khi vệ sinh bát đũa, chúng ta nên để trong rổ hoặc giá đựng bát cho ráo nước, sau đó mới xếp vào ngăn tủ. Để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, có thể phơi ở ngoài nắng hoặc nếu có điều kiện nên sử dụng một số loại máy hong khô bát đũa chuyên dụng.

* Tiêu đề bài viết được tòa soạn đặt lại.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
TS. Từ Ngữ: Thói quen nào khi rửa bát, đũa tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO