Tương lai công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ ra sao?

03/11/2015 22:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Từng được kỳ vọng rất lớn, tuy nhiên nhận diện khuôn mặt vẫn chưa cho thấy hết những tiềm năng mà nó có thể đem lại. Còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn công nghệ này phát triển trong tương lai.

facial recognition

Với mong muốn phát hiện kẻ gian khi chúng đang sinh hoạt bình thường như người khác, các camera theo dõi cần phải được trang bị công nghệ nhận diện khuôn mặt. Sau khi quét toàn bộ các gương mặt, chúng sẽ so sánh với cơ sở dữ liệu tội phạm để xác nhận và có phương án xử lý phù hợp với đối tượng.

Tiềm năng của nhận diện khuôn mặt rất lớn, ngay cả khi nó vẫn chưa được hoàn thiện. Nếu sử dụng cho mục tiêu kể trên thì độ chính xác vẫn chưa cao, đồng nghĩa với tỉ lệ thành công thấp. Tuy nhiên, nếu ứng dụng trong một số lĩnh vực như thương mại, marketing, y tế, khách sạn thì lại là một câu chuyện khác. Theo Bob Lorenz, chuyên gia của Panasonic, nhận diện khuôn mặt là phương án dễ thực hiện và nhân rộng dựa trên các hệ thống hiện có. 

"Ví dụ, tại các cửa hàng có trang bị camera an ninh, họ phải theo dõi xem khách hàng có hành vi ăn trộm không, song giờ đây, họ còn cần chụp lại khuôn mặt của mọi người. Khi bắt được kẻ gian, gương mặt đó sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu. Nếu người đó (gương mặt) xuất hiện trở lại cửa hàng, thì một thông báo sẽ được gửi tới nhân viên cửa hàng hoặc bảo vệ để theo dõi sát đối tượng”.

Jay Hauhn, Giám đốc Công nghệ kiêm Phó Chủ tịch của Tyco Integrated Security, chia cách sử dụng công nghệ này thành 2 nhóm: hợp tác (cooperative environments) và bất hợp tác (non-cooperative environments). Với nhóm hợp tác, khi nhận thấy mình đang bị camera theo dõi, họ cũng không nỗ lực che giấu khuôn mặt mình, thậm chí còn nhìn thẳng. Còn đối với nhóm bất hợp tác, vì không muốn bị phát hiện nên họ cố gắng không nhìn trực tiếp vào camera.

Về việc áp dụng nhận diện khuôn mặt trong lĩnh vực an ninh, Hauhn cho rằng công nghệ này không khó qua mặt: "Với nhóm hợp tác, nó hoạt động khá tốt, giống như bất kỳ phương pháp sinh trắc học nào khác. Dù vậy, nhận diện khuôn mặt lại dễ bị đánh bại chỉ với một bức ảnh". Mặc dù ông không thể tiết lộ chi tiết cụ thể, nhưng Tyco đang hợp tác với một công ty phát triển các yếu tố khác nhằm nhận diện khuôn mặt chính xác và hiệu quả hơn. Ví dụ, thay vì chỉ nhận diện khuôn mặt, các camera sẽ sớm đưa vào kiểm tra cả việc nháy mắt, cử động của môi, cơ mặt, mắt, thậm chí là cả dáng đi của đối tượng.

Còn với nhóm bất hợp tác, nhận diện khuôn mặt mang lại kết quả tương đối thấp. 

Ông nói: "Mục tiêu của công nghệ nhận diện là  tách ai đó ra khỏi đám đông nhưng khi bắt đầu thực hiện, kết quả lại không như mong đợi".

Ví dụ, các sòng bạc sử dụng nhận dạng khuôn mặt để kiểm soát gian lận tại cơ sở của họ. Ông thừa nhận mình không nắm rõ các phương pháp an ninh sòng bạc nhưng ông nói rằng họ có thể đầu tư các nguồn lực cần thiết để xác định rõ các mục tiêu của mình. Sức mạnh chỉ được phát huy khi đội an ninh có thể áp dụng với bất kỳ khuôn mặt nào, ở bất kỳ góc độ nào để xác định kẻ gian.

Công nghệ này thực sự chưa tốt. Chỉ đơn giản việc đội mũ hay góc nhìn của camera tới khuôn mặt không đủ thì dữ liệu trả về sẽ thiếu chính xác. Với công nghệ 2D, bạn cần phải nhìn thẳng vào camera. Một số công ty đang triển khai nhận diện khuôn mặt trong môi trường 3D. Việc sử dụng camera 3D sẽ cho kết quả chính xác hơn kể cả khi góc nhìn tới đối tượng không được tốt.

Vẫn có những hướng đi khác

Công nghệ nhận diện khuôn mặt còn rất mới mẻ. Vài năm gần đây khi công nghệ camera đã cải thiện thì nó được sử dụng hiệu quả hơn.

Lorenz nói: "Việc xác minh khuôn mặt gặp rất nhiều khó khăn với những bức ảnh chất lượng thấp. Nhờ sự ra đời của các camera HD thế hệ mới, độ phân giải tăng, lượng dữ liệu cung cấp lớn đã giúp chúng ta rất nhiều. Ngày nay, ta có được hình ảnh rõ ràng hơn, khuôn mặt nét hơn, việc nhận diện tốt hơn so với trước kia"

Hauhn đồng tình với quan điểm công nghệ tốt hơn thì tính chính xác cao hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với những đối tượng không biết mình đang được nhận dạng. Ông không tin rằng nó sẽ hiệu quả với nhóm bất hợp tác. Đây lại chính là điểm mấu chốt khi sử dụng nó cho mục đích an ninh. Ví dụ như tại sân bay, khi những kẻ khủng bố đã biết hoặc nghi ngờ việc sử dụng nhận diện khuôn mặt. Ông nói: "Sau sự kiện 11/9, nhận diện khuôn mặt và video được cho là cách giải quyết vấn đề đó. So với khoảng 7, 8 năm trước, kiểm tra giấy tờ kỹ càng cũng không cho kết quả tốt hơn".

Quan trọng là nhận diện khuôn mặt cũng cần đảm bảo có thể áp dụng với nhóm bất hợp tác. Hauhn và Lorenz đều tin rằng nó vẫn có những hướng đi mới.

Lorenz nói: "Nếu coi nhận diện khuôn mặt là một phần của sinh trắc học, độ chính xác của nó sẽ không thể bằng công nghệ vân tay (chính xác lên tới 99%). Độ chính xác của nhận diện khuôn mặt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như việc có chụp được rõ khuôn mặt trong điều kiện ánh sáng yếu không, hay góc chụp gương mặt như thế nào?".

Lorenz cho biết thêm: Hiệu quả còn phụ thuộc vào công nghệ phụ trợ cho hệ thống. Việc nhận diện khuôn mặt dựa trên công nghệ 2D truyền thống sẽ bị giới hạn và dễ gây nhầm lẫn. Với hệ thống 3D, độ chính xác cao hơn cũng như khắc phục được hạn chế về góc nhìn.

Điểm quan trọng là công nghệ cần có nhiều tiềm năng phát triển. Khi nhận diện khuôn mặt trở nên tiên tiến và chính xác hơn, chúng ta mong đợi nó sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nữa. Hauhn nói: "Tôi nghĩ rằng áp dụng trong nhóm hợp tác, tiềm năng của nó sẽ rất lớn như việc truy cập không cần thẻ: bạn chỉ cần bước đến trước cửa, nó sẽ tự nhận ra bạn và mở cửa, thậm chí nó có thể đưa ra cảnh báo nếu có người theo bạn đi qua mà chưa được cho phép. Hoặc với giao dịch ngân hàng, có lẽ ai cũng muốn sử dụng khuôn mặt mình để chắc chắn rằng chỉ có họ mới có quyền truy cập và sử dụng tài khoản".

Lorenz cũng chia sẻ những quan điểm tương tự. Khi công nghệ phát triển, camera sẽ được triển khai và nâng cấp ở hầu hết các thành phố lớn, hỗ trợ cho nhận diện khuôn mặt. Hiện nay, bài toán kinh phí sẽ là rào cản cho việc triển khai trên diện rộng.

Bạn sẽ bị theo dõi bởi những người giấu mặt

Một vấn đề lớn khác ngoài độ chính xác đó là quyền riêng tư. Để đạt hiệu quả, công nghệ này đòi hỏi việc lưu trữ những bức ảnh quét vào một cơ sở dữ liệu, kiểm tra độ chính xác với những dữ liệu đã có sẵn.

Hauhn nói: "Bạn nghĩ gì về việc những chiếc camera liên tục chụp và nhận diện xem đó là khuôn mặt của ai, điều đó liên quan đến quyền riêng tư. Câu hỏi đặt ra là: Quyền riêng tư ở mức độ nào là hợp lý?”.

Có rất nhiều máy ảnh đặt khắp nơi tại các thành phố lớn với nhiệm vụ chụp ảnh người dân hàng ngày và một người bình thường sẽ không bận tâm đến điều đó. Tuy nhiên, sau khi công nghệ nhận diện khuôn mặt vào cuộc, người ta sẽ biết bạn là ai và ở đâu vào thời điểm nào. Khi biết điều đó, có lẽ lượng người phản đối là không nhỏ. "Dù mức độ riêng tư đến đâu thì bạn cũng nên thắc mắc về những người bí mật theo dõi bạn là ai? Sẽ có rất nhiều đáp án cho câu hỏi này".

Những bản chụp khuôn mặt được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu bao lâu? Hauhn nói rằng sở cảnh sát công bố họ cần giữ chúng khoảng 30 ngày, phòng trường hợp cần điều tra tội phạm. Dĩ nhiên, điều đó cũng ảnh hưởng đến quyền riêng tư của mọi người.  

Các dữ liệu lưu trữ đó được sử dụng ra sao. Hiện tại, với lượng thông tin sinh trắc học lớn như vậy, họ phải đối mặt với vô số vấn đề như việc làm thế nào để bảo vệ, sử dụng, xử lý và lưu trữ dữ liệu? Cái gì cần giữ lại? Sắp xếp dữ liệu ra sao? Cơ sở dữ liệu đã được mã hóa chưa? Có những biện pháp can thiệp và bảo vệ nào?”.

Khi vẫn còn rất nhiều luật về quyền cá nhân, mỗi nơi sẽ thực hiện khác nhau nhưng thường tập trung vào sinh trắc học. Sẽ mất một thời gian trước khi chúng ta thấy những quy định chuẩn về nhận diện khuôn mặt. Hiện tại thì công nghệ nhận diện vẫn còn chập chững trên con đường phát triển của mình.

"Ngày nay, việc thu thập và phân tích dữ liệu xung quanh đang lớn mạnh. Nhờ camera, rất nhiều phân tích thực hiện được, nhận diện khuôn mặt chỉ là một trong số đó".

(Theo CSOonline)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Can nhiễu trên tần số 125KHz gây ảnh hưởng tới việc vận hành chìa khóa thông minh
    Các sự cố can nhiễu trên tần số 125KHz đã gây ra ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng chìa khóa thông minh (smartkey) của ô tô, xe máy tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Tương lai công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO