Tương lai học trực tuyến hậu Covid-19

Nguyễn Hoa Trà| 03/12/2021 20:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Covid-19 kết thúc là lúc mô hình giáo dục mới xuất hiện, đa dạng các hình thức, giải quyết những hạn chế của phương pháp đào tạo hiện nay.

Sáng 3/12, hội thảo "Chuyển đổi số giáo dục: thách thức và kỳ vọng" trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2021, đã được diễn ra với mục đích thảo luận vấn đề đưa công nghệ vào trong giáo dục.

Xây dựng bài giảng chất lượng

Trước nhu cầu thực tiễn về những khó khănz của thầy cô phải nhanh chóng thích ứng, chuyển đổi hình thức dạy học. Diễn đàn đã cùng thảo luận để đưa ra những phương án giải quyết vấn đề này.

Bà Hoàng Hà Linh Kiến, Nhà sáng lập Kiến Guru, một nền tảng dạy học trực tuyến, đã chia sẻ về cách thức xây dựng bài giảng số: "Theo tôi, mục tiêu xây dựng bài giảng phải hướng tới là sự tập trung có chủ đích của học sinh, kích thích học sinh mong muốn tiếp thu kiến thức".

Để làm được điều đó người xây dựng nội dung cần quan tâm đến sáng tạo trong thiết kế; thu thập tài nguyên; tạo môi trường học tập cho người học.

Tương lai học trực tuyến hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục

Việc thiết kế, sáng tạo nội dung phải đảm bảo sự chính xác, đáp ứng sau khi học sinh tiếp thu các em có thể đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra.

Kiến thức phải được chia nhỏ phù với nhu cầu của học sinh, nội dung phải có sự thu hút, kích thích tư duy. Mỗi bài học không nên quá 10 phút, và được tách nhỏ thành nhiều mục tiêu học tập.

Khi các thầy cô giáo làm hình ảnh, âm thanh cho bài giảng cần sống động, phù hợp với từng độ tuổi, bối cảnh của người học. Chất lượng video cũng cần quan tâm phải phù hợp với rang thiết bị các em sử dụng.

Ở đây, bà Linh bày tỏ thêm: "Chúng tôi khuyến khích các thầy cô chú trọng hoạt động học tập đa dạng, mang tính tư duy, giải quyết vấn đề như cho học sinh làm dự án. Mỗi nội dung học tập dựa trên vấn đề thực tiễn, phát triển công nghệ để tăng cường trải nghiệm cho học sinh".

Vai trò của người thu thập tài nguyên, xây dựng bài giảng nên tạo ra những thí nghiệm, tình kiếm dữ liệu thực tế để hỗ trợ cho bài học.

Ngoài ra, theo bà Linh cần phải có môi trường học tập, các thầy cô nên có mối quan hệ rất với học sinh. Bởi vì các em có cảm xúc tốt thì càng tiếp thu hiệu quả. Khi xây dựng bài giảng các thầy cô nên tạo ra môi trường học tập giàu cảm xúc.

Tương lai học trực tuyến hậu Covid-19 - Ảnh 2.

Học sinh nhiều vùng miền giờ đây có thể cùng chung một lớp hoc

Lớp học hỗn hợp – mô hình giáo dục hậu Covid-19

Bà Trương Lê Quỳnh Tương, Giám đốc điều hành ClassIn Việt Nam, đã đưa đến hội thảo mô hình học tập kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp.

Mô hình này được hiểu theo nghĩa các yếu tố trực tuyến sẽ trở thành yếu tố phụ trợ cho lớp học trực tiếp.

Theo bà Tương: "Nếu như trước đây, học online chỉ được hiểu là thực hiện những bài tập làm thêm để bổ trợ kiến thức sau hoặc trước lớp học kết thúc, thảo luận giữa học sinh,...Thì trong giai đoạn hiện nay, online sẽ có nhiều vai trò hơn".

Mô hình dựa trên nguyên tắc có có cơ sở hạ tầng công nghệ và lấy mục tiêu giáo dục làm trung tâm. Các lớp học không chỉ đặt các trang thiết bị công nghệ cao thì trở thành mô hình này, ngoài ra còn có phương pháp giáo dục, cách thức giảng dạy, cách học tập để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

Nội dung số sẽ được lưu trữ trên nền tảng đám mây thì người học trực tuyến hay trực tiếp thì đều có thể tiếp cận được.

Tại lớp học nội dung sẽ kết nối vào bảng thông minh để tối ưu hóa các bài giảng và tương tác của giáo viên. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi kết nối thầy cô với học sinh và đội ngũ quản lý chuyên môn.

Đặc biệt, các bạn học sinh trực tuyến vẫn có thể kết nối với những bạn học ở trên lớp.

Hiệu quả khi áp dụng mô hình này mà bà Lê Quỳnh Tương muốn hướng tới khi xây dựng:"Tạo ra đuợc lớp học mang tính tương tác cao hơn thông qua sự hỗ trợ công nghệ (thí nghiệm ảo, trò chơi,…).

Bên cạnh đó, mở rộng giới hạn lớp học, lan tỏa chất lượng giáo dục đến nhiều địa phương. Học sinh Việt Nam có thể tham gia lớp học ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này làm giảm tải gánh nặng chất lượng, số lượng giáo viên. Học sinh ở các tỉnh thành có thể tiếp cận với những giáo viên có trình độ".

Tương lai học trực tuyến hậu Covid-19 - Ảnh 3.

Giờ giảng của thầy cô trở nên dễ dàng hơn nhờ kho dữ liệu chung

Ngoài ra, nhờ có chung nền tảng dữ liệu trên đám mây, tạo sự liên tục của dữ liệu học tập, thầy cô có thể nhìn được quá trình học tập của học sinh nhờ vào nền tảng dữ liệu học tập.

Nhưng để đạt được những hiệu quả trên vai trò kết hợp giữa công nghệ và phi công nghệ cần chú trọng.

Giáo viên và trường học phải nắm bắt được nội dung, cần phải có sự chuẩn bị nội dung số hóa, xem xét lại giáo án để phù hợp với môi trường trực tuyến, tránh chuyển đổi số cứng nhắc.

Có những chương trình đào tạo phương pháp sư phạm phù hợp trong việc quản lý lớp, người giáo viên vừa quản lý được học sinh trực tuyến, vừa quản lý được học sinh học trực tiếp.

Cuối cùng về mặt công nghệ phải lựa chọn nền tảng phù hợp, cân nhắc nền tảng đó có phục vụ xuyến suốt quá trình học tập, phục vụ đối tượng học, người dạy, nhà quản lý.

Trong diễn đàn, TS.Đỗ Đức Lân, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học, Đào tạo, Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tổng kết lại những chính sách phát triển chuyển đổi số trong giáo dục Việt nam thời gian qua, bao gồm:

Quyết định số 1755/QĐ-TTg đưa ra Chiến lược quốc gia về đưa Việt Nam trở thành nước có tiến trình tiên tiến CNTT-TT; Quyết định số 711/QĐ-TTg đề cập đến Chiến lược quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

Nghị quyết số 52-NQ/TW về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4; Quyết định số 749 / QĐ-TTg phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,định hướng đến năm 2030.

Theo đó, 100% cơ sở giáo dục triển khai công việc dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tương lai học trực tuyến hậu Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO