UBND tỉnh Đồng Nai: Cán bộ lãnh đạo phải quyết tâm cao trong việc sử dụng CNTT

Tuấn Trần| 14/10/2019 14:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: Đặc biệt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần quan tâm, chỉ đạo việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch của uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Theo Kế hoạch Thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019 - 2020 của UBND tỉnh Đồng Nai, căn cứ trên Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 thì cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải có quyết tâm cao, đi đầu trong việc sử dụng CNTT để điều hành, quản lý, chỉ đạo công việc, qua đó thúc đẩy đội ngũ CBCC trong cơ quan, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị phải đẩy mạnh chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đến cấp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh Đồng Nai. Chủ động cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ cho đầu tư, chi thường xuyên ứng dụng, phát triển CNTT tại địa phương.

Cụ thể, uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã phân công rõ nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2019 - 2020 như sau:

Tập trung nghiên cứu, đề xuất, triển khai các giải pháp nhằm huy động tối đa, đa dạng các nguồn lực phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử tại địa phương, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp trên triển khai hiệu quả các dự án đã được bố trí nguồn lực đảm bảo mục tiêu của các dự án; đảm bảo kinh phí để duy trì, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc sau khi dự án hoàn thành, đi vào sử dụng. Nghiên cứu triển khai thuê các dịch vụ công nghệ thông tin đối với một số hạng mục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư và đáp ứng yêu cầu về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.

Đối với các đơn vị cụ thể:

Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp chặt chẽ với sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, sở Tài chính Đồng Nai; các bộ, ngành liên quan xây dựng dự toán kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử, hướng dẫn các cơ quan nhà nước xây dựng dự toán chi tiết cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị đảm bảo việc triển khai đồng bộ, hiệu quả Kiến trúc Chính quyền điện tử đã được phê duyệt. Tham mưu kịp thời cho uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm  thúc đẩy ứng dụng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh phục vụ xây dựng nền hành chính điện tử; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức đào tạo công dân điện tử, chính quyền điện tử. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình triển khai Kế hoạch tại các cơ quan nhà nước, báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. 

Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cân đối và đưa vào kế hoạch Nhà nước nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện Kế hoạch. Chủ trì, phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông; sở Tài chính tiến hành tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lồng ghép nội dung các chương trình, dự án được phép thực hiện. 

Sở Tài chính. Cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp để triển khai thực hiện kế hoạch. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai tiến hành tổng hợp, thẩm định kinh phí các dự án để triển khai thực hiện. 

Sở Nội vụ. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai tham mưu uỷ ban nhân dân Tỉnh các giải pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chương trình cải cách hành chính; đưa kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước vào hệ thống tiêu chí đánh giá công vụ; Thi đua, khen thưởng hàng năm của tỉnh Đồng Nai. 

Các sở, ban, ngành; uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị. Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, đảm bảo tính thống nhất; Ưu tiên bố trí kinh phí, nhân lực cho triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đáp ứng yêu cầu của Chính phủ; Chủ trì, phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai trong việc triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đảm bảo kết nối, liên thông chia sẻ thông tin theo quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ công chức, người dân và doanh nghiệp  về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin.

Các giải pháp để hoàn thành nhiêm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tại Đồng Nai còn có: đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp về việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh. Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác thông tin chính thống thông qua cổng/ trang thông tin của các cơ quan nhà nước. Từng bước triển khai, đào tạo công dân điện tử đảm bảo nguồn lực để triển khai các dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền thông qua đa dạng hóa các hình thức, quy mô phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin và xã hội thông tin đến các tầng lớp nhân dân thông qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với các chương trình hội thảo, các chương trình đào tạo phổ cập, bồi dưỡng về công nghệ thông tin. Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng tham mưu của cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin các cấp; tăng cường cung cấp kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức phục vụ cho việc khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Sử dụng kết quả thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử tại các cơ quan, đơn vị để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cá nhân, tổ chức làm căn cứ để xét thi đua khen thưởng hàng năm của tỉnh Đồng Nai. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm trao đổi, giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm hay, giải pháp tốt trong tổ chức xây dựng Chính quyền điện tử tại các địa phương.

Ngoài ra, các cơ quan chủ quản có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý; phản hồi đầy đủ và kịp thời các báo cáo của chủ đầu tư dự án; tiến hành phân tích danh mục các chương trình, dự án để xác định mức độ, lộ trình thực hiện. Triển khai đầu tư ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trên cơ sở kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Đồng Nai đã được ban hành nhằm đảm bảo tính kết nối, liên thông, đồng bộ, tránh chồng chéo, lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ quan, đơn vị; tổng hợp kết quả, đúc rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho từng nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch được hoàn thành sẽ đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ về triển khai Chính quyền điện tử đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Với các mục tiêu đạt được, các cơ quan nhà nước của tỉnh Đồng Nai sẽ đảm bảo các công cụ, phương tiện, môi trường làm việc hiện đại, phục vụ hiệu quả công tác cải cách hành chính, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; ứng dụng, khai thác tối đa lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, chính trị tại tại địa phương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: Đặc biệt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần quan tâm, chỉ đạo việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch của uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
UBND tỉnh Đồng Nai: Cán bộ lãnh đạo phải quyết tâm cao trong việc sử dụng CNTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO