Ứng dụng CNTT trong tiếp cận thông tin dịch vụ hành chính công với đồng bào dân tộc thiểu số

Đức Minh| 01/10/2021 09:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhờ ứng dụng CNTT, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tiếp cận các dịch vụ hành chính công (HCC) một cách dễ dàng hơn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của bà con trong những năm gần đây.

Vai trò quan trọng của các dịch vụ hành chính công

Hiện nay, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là xu thế dân chủ hóa, toàn cầu hóa và hội nhập đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công ngày càng cao hơn. Nhà nước không còn là một bộ máy quyền lực đứng trên nhân dân và cai trị nhân dân, mà phải có trách nhiệm phục vụ nhân dân, thể hiện bằng các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho nhân dân và các tổ chức.

Xét theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ, dịch vụ công gồm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công.

Dịch vụ sự nghiệp công,  gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,... Xu hướng trên thế giới hiện nay là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm, chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội.

Ứng dụng CNTT trong tiếp cận thông tin dịch vụ hành chính công với đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Y tế là dịch vụ sự nghiệp công. (Ảnh: AH-UN).

Dịch vụ công ích, là các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai... Một số hoạt động khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm như: vệ sinh môi trường, cung ứng nước sạch.

Dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch...

Nhà nước đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, coi đó là một khâu quan trọng trong thực hiện chương trình cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Nhiều bộ ngành, địa phương đã áp dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ công như trong hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp đăng ký xe máy, giấy chứng minh thư nhân dân...; tổ chức đấu thầu các dự án chi tiêu công; hỏi đáp pháp luật. Rà soát để loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, các giấy phép con gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ hành chính công, rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ... 

Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ hành chính công Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó có tình trạng tiếp cận các dịch vụ HCC còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS và miền núi.

Việc tiếp cận thông tin về dịch vụ HCC của đồng bào DTTS vẫn còn hạn chế

Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đại đa số, thường sống ở những vùng đồng bằng và ven biển. 53 dân tộc còn lại là đồng bào DTTS sinh sống rải rác ở những vùng miền núi, biên giới, hải đảo. 

Do điều kiện địa lý không thuận lợi, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận thông tin, trong đó có tiếp cận dịch vụ HCC vì thế cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Theo Khảo sát từ Luận án "Tiếp cận dịch vụ hành chính công của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai và huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La)" của ThS. Lê Thị Tuyền - Học viện Hành chính Quốc gia cho thấy, hiện chỉ có 24% người dân nhận biết rõ những hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính thiết yếu. Các nội dung hồ sơ giấy tờ liên quan đến quy trình, biểu mẫu, thủ tục hành chính... thường là những vấn đề khó nhất đối với đồng bào trong quá trình tiếp cận thông tin dịch vụ HCC.

Theo số liệu khảo sát, hiểu biết về các biểu mẫu kê khai thủ tục hành chính mới chiếm 17%; hiểu biết về quy trình thực hiện thủ tục hành chính: 18,5%; hiểu biết về điều kiện cần thiết để thực hiện thủ tục hành chính: 18,5%. Hầu hết những nội dung này đều sử dụng thuật ngữ chuyên môn, mặc dù là theo quy định và mang tính "phổ thông" đối với văn bản hành chính, nhưng lại là những thông điệp và ngôn ngữ "xa lạ", không quen thuộc đối với đồng bào DTTS. Đây không chỉ là rào cản đối với đồng bào, mà còn là bất cập chung trong quá trình tiếp cận dịch vụ HCC của đa số người dân ở Việt Nam.

Từ nhiều số liệu khảo sát nêu trên, có thể thấy, cơ hội tiếp cận thông tin HCC của nhiều người dân khu vực này chưa cao, trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ nhận thức hạn chế của đồng bào; phong tục tập quán; sự tách biệt về địa bàn cư trú, giao thông khó khăn; sự bất đồng ngôn ngữ giữa cán bộ với người dân trong giải quyết thủ tục hành chính; năng lực, trình độ chuyên môn trong giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chứ cở cơ sở còn hạn chế bất cập...

Ứng dụng CNTT trong tiếp cận thông tin dịch vụ hành chính công với đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

(Ảnh: AH-UN)

Hiện nay, có nhiều kênh tiếp cận thông tin về HCC đã được áp dụng đối với bà con DTTS vùng Tây Bắc, đó là: tiếp nhận thông tin thông qua/từ gia đình, bạn bè, người thân; tiếp nhận thông tin là từ cán bộ, cơ quan đoàn thể, tuyên truyền viên; tiếp cận thông tin từ những nội dung được niêm yết tại nhà hội họp - nhà văn hóa thôn bản hoặc trụ sở chính quyền địa phương; tiếp nhận thông tin từ già làng, trưởng bản, trưởng họ; tiếp nhận thông tin thông qua các cuộc họp thôn, bản.

Ứng dụng CNTT là giải pháp hiệu quả để đồng bào tiếp cận dịch vụ HCC

Bên cạnh những hình thức - kênh tiếp cận thông tin truyền thống, truyền miệng, hiện nay, nhiều địa phương cũng đã đưa ra nhiều giải pháp trong việc tuyên truyền dịch vụ HCC cho đồng bào DTTS, qua các kênh truyền thông uy tín.

Ví dụ như, thông qua truyền hình, phát thanh, truyền thanh... đồng bào đã có những nhận thức cởi mở hơn về các thủ tục hành chính, qua đó thay đổi tích cực cách ứng xử với cán bộ, gần gũi hơn với cán bộ, công chức, viên chức làm thủ tục hành chính.

Cùng với đó, ở một số địa phương vùng cao, do khoảng cách địa lý xa với ủy ban nhân dân xã nên người dân đã được hướng dẫn sử dụng phần mềm tin nhắn Zalo để tìm hiểu về những văn bản liên quan đến thủ tục hành chính; sử dụng một số mẫu kê khai trực tiếp trên phần mềm ứng dụng. Theo kết quả khảo sát năm 2020, với tỷ lệ lần lượt 12,3% và 14,4% người dân lựa chọn kênh thông tin tiếp cận dịch vụ HCC là Internet và mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook).

Một số địa phương cũng tăng cường đẩy mạnh cung cấp và sử dụng dịch vụ HCC trên địa bàn qua công tác tuyên truyền với các hình thức, như: Thông qua Cổng thông tin điện tử tỉnh, phối hợp đặt baner liên kết trên các Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh có giải quyết thủ tục hành chính…

Các thông tin được cung cấp chủ yếu thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; hệ thống phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương, truyền hình tiếng dân tộc và các hệ thống truyền phát tin khác; tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm, sách, báo, internet...

Có thể thấy Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề thông tin cho đồng bào DTTS và cũng đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm mang thông tin đến với mọi người, mọi nhà. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cơ hội tiếp cận thông tin của người DTTS ngày càng được mở rộng, tỷ lệ hộ DTTS sử dụng internet đạt 61,3%, tăng hơn 9 lần so với năm 2015.

Có thể nói, việc tuyên truyền về dịch vụ HCC tới đồng bào DTTS tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bước đầu cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tiếp cận với các dịch vụ HCC mang đến cơ hội đổi mới trong nhận thức, đời sống của đồng bào DTTS, giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, phát triển kinh tế xã hội.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
Ứng dụng CNTT trong tiếp cận thông tin dịch vụ hành chính công với đồng bào dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO