Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT

Võ Văn Đông| 15/10/2020 20:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Trên thế giới hiện nay đang tồn tại khoảng hơn 6 tỉ thiết bị IoT, và nếu giả sử toàn bộ các thiết bị này bị chiếm quyền điều khiển bởi tin tặc, mạng lưới botnet cho các cuộc tấn công DDoS thật sự khó kiểm soát. Tháng 5 năm 2017, qua khảo sát, hãng bảo mật Kaspersky đã xác định được hơn 7000 mẫu malware tồn tại trên thiết bị IoT.

Vấn đề bảo mật đối với thiết bị IoT

Kể từ năm 2018, số lượng các vụ tấn công mạng nhằm vào thiết bị IoT không ngừng gia tăng. Tin tặc sử dụng malware để lây nhiễm, biến các thiết bị IoT trở thành thành viên của mạng lưới botnet cho các cuộc tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng với quy mô lớn. Thực tế đã có nhiều cuộc tấn công do thiết bị lây nhiễm malware như Hydra, Psybot, Mirai,…

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 1.

Hình 1. Các cuộc tấn công IoT phổ biến (Nguồn:Kaspersky)

Trên thế giới hiện nay đang tồn tại khoảng hơn 6 tỉ thiết bị IoT, và nếu giả sử toàn bộ các thiết bị này bị chiếm quyền điều khiển bởi tin tặc, mạng lưới botnet cho các cuộc tấn công DDoS thật sự khó kiểm soát. Tháng 5 năm 2017, qua khảo sát, hãng bảo mật Kaspersky đã xác định được hơn 7000 mẫu malware tồn tại trên thiết bị IoT.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 2.

Hình 2. Thống kê malware tồn tại trên thiết bịIoT qua các năm (Nguồn: Kaspersky lab)

Tuy nhiên, để ngăn chặn vấn đề này, biện pháp xử lý không chỉ đơn giản là cài đặt một phần mềm bảo mật trên thiết bị IoT, bởi nguyên nhân khiến thiết bị lây nhiễm malware là đa dạng và rất khó kiểm soát. Do đó việc theo dõi thường xuyên hoặc dựng các hệ thống giả lập chứa các lỗ hổng bảo mật để thu hút tin tặc, từ đó đưa ra các phương án phòng thủ hợp lý được xem là biện pháp hữu hiệu. Các hệ thống giả lập này được gọi là honeypot.

Hệ thống honeypot cho thiết bị IoT

Honeypot là một hệ thống tài nguyên thông tin được xây dựng với mục đích giả dạng đánh lừa những kẻ sử dụng và xâm nhập không hợp pháp, thu hút sự chúý của chúng, ngăn không cho chúng tiếp xúc với hệ thống thật.

Honeypot có thể giả dạng bất cứ loại máy chủ tài nguyên nào như là Mail Server, Domain Name Server, Web Server… Honeypot sẽ trực tiếp tương tác với tin tặc và tìm cách khai thác thông tin về tin tặc như hình thức tấn công, công cụ tấn công hay cách thức tiến hành thay vìbị tấn công.

Honeypot gồm hai loại chính là tương tác thấp và tương tác cao

+ Tương tác thấp (low interaction): Mô phỏng giả các dịch vụ, ứng dụng và hệ điều hành. Mức độ rủi ro thấp, dễtriển khai và bảo dưỡng nhưng bị giới hạn về dịch vụ.

+ Tương tác cao (high interaction): Là các dịch vụ, ứng dụng và hệ điều hành thực. Mức độ thông tin thu thập được cao. Nhưng rủi ro cao và tốn thời gian để vận hành và bảo dưỡng.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 3.

Hình 3. Honeypot cho thiết bịIoT

Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai các honeypot cho thiết bị IoT không thể xây dựng theo hướng tiếp cận như quá trình xây dựng honeypot cho các hệ thống IT thông thường.

Do đó cần phải xây dựng honeypot theo kiểu mới, gọi là tương tác thông minh (Intelligent Interaction). Kiến trúc cơ bản của hệ thống này như Hình 4.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 4.

Hình 4. Kiến trúc hệ thống Intelligent Interaction honeypot

Hệ thống gồm có 4 thành phần chính chạy riêng biệt nhưng chia sẻ dữ liệu cho nhau trong quá trình học. IoT-Oracle là cơ sở dữ liệu trung tâm lưu trữ mọi thông tin thu được liên quan đến các thiết bị IoT. Mô-đun honeypot chứa các phiên bản honeypot đã triển khai trên Amazon AWS và Digital Ocean. Mục đích của chúng là nhận lưu lượng truy cập và tương tác với những kẻ tấn công để dụ chúng thực hiện việc khai thác thực sự. Tiếp theo sẽ đồng bộ hóa định kỳ với IoT-Oracle để đẩy yêu cầu mới nhận được sang các bảng và truy xuất bảng dữ liệu IoT để có kiến thức cập nhật về hành vi tấn công trên các thiết bị IoT.

Mô-đun IoTScanner tận dụng các yêu cầu của cuộc tấn công đã nắm bắt và rà quét để tìm bất kỳ thiết bị IoT nào có thể phản hồi các yêu cầu này. Các câu trả lời được tổng hợp sẽ được lưu trữ trong bảng phản hồi để phân tích thêm. Mô-đun IoTLearner sử dụng thuật toán học máy để tạo ra mô hình dựa trên phản hồi từ những kẻ tấn công với phản hồi nhất định. Sau nhiều lần lặp lại, honeypot có thể tối ưu hóa một mô hình để trả lời cho tin tặc, khiến tin tặc khó nhận biết được đây là hệ thống bẫy honeypot.

Vào thời điểm đầu tiên, hệ thống tương tác thông minh hoạt động giống hệt như honeypot tương tác thấp vìhầu như chưa có nhận định gìvề các thiết bị IoT và hành vi của chúng. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian rất ngắn, honeypot có thể nhận biết và thu thập thông tin của rất nhiều thiết bị IoT khác nhau.

Thu thập và phân tích dữ liệu qua kết quả từ honeypot

Qua triển khai hàng loạt các honeypot tại nhiều quốc gia trên thế giới, các chuyên gia bảo mật đã thu thập được một số thông tin liên quan đến hành vi của hacker (Hình 5).

Trong khi các tấn công liên quan đến dò quét brute force mật khẩu truy cập từ xa qua giao thức telnet xuất phát với tỉ lệ cao từ các IP của Brazil năm 2018, với 28%, thìsang năm 2019, địa chỉ IP tin tặc sử dụng xuất phát từ Trung Quốc, với 30%.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 5.

Hình 5. Khảo sát nguồn gốc các IP sử dụng tấn công dò quét mật khẩu

Ngoài Brazil và Trung Quốc, địa chỉ IP tin tặc sử dụng còn xuất phát từ các quốc gia khác là Ai Cập và Nga với tỉ lệ cũng khá cao.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 6.

Hình 6. Thống kê vịtrí địa lý các địa chỉ IP tin tặc sử dụng để tấn công vào các hệ thống honeypot (Nguồn: Securelist)

Theo thống kê trong các năm 2018 và 2019, Mirai là mã độc được sử dụng phổ biến cho tấn công IoT, với phương thức tạo backdoor để tin tặc xâm nhập vào.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 7.

Hình 7. Thống kê loại malware được sử dụng cho tấn công thiết bịIoT

Đối với thiết bị IoT, telnet, ssh hay web service là các dịch vụ được sử dụng phổ biến. Đây cũng là các dịch vụ được tin tặc khai thác nhiều nhất để chiếm quyền điều khiển thiết bị. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là quá trình scan mật khẩu truy cập vào các thiết bị IoT này mất rất ít thời gian, do một số thiết bị không thay đổi mật khẩu mặc định từ nhà sản xuất, dẫn đến dễdàng bị dò quét thành công.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 8.

Hình 8. Thống kê user/pass các thiết bịIoT theo số lần dò quét được

Ngoài telnet, ssh hay web là các giao thức được nhắm đến trong mục đích tấn công của tin tặc, vnc, remote desktop hay VoIP cũng là các cổng dịch vụ được quan tâm. Tỉ lệ các cuộc tấn công liên quan đến các cổng dịch vụ này được sắp xếp theo thứ tự như Hình 9.

Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT  - Ảnh 9.

Hình 9. Thống kê tỉ lệ các cuộc tấn công theo giao thức

Kết luận

Qua các phân tích ở trên, có thể thấy được rằng, nguồn gốc tấn công hay phương thức tấn công mà tin tặc sử dụng để chiếm quyền điều khiển các thiết bị IoT là vô cùng phong phúvà đa dạng. Do đó, ngoài các biện pháp đã áp dụng như thường xuyên cập nhật firmware cho thiết bị, thay đổi mật khẩu mặc định trên thiết bị hay thiết lập policy trên tường lửa để chỉ cho phép các truy cập có kiểm duyệt, việc xây dựng hệ thống honeypot để điều tra hành vi của attacker, qua đó đánh giá và đề xuất phương án phòng thủ cho mạng lưới IoT cũng là điều cần thiết.

Tài liệu tham khảo

1. https://securelist.com/iot-a-malware-story/94451/

2.https://www.blackhat.com/docs/us-17/thursday/us-17-Luo-Iotcandyjar-Towards-An-Intelligent-Interaction-Honeypot-For-IoT-Devices-wp.pdf

(Bài đăng trên tạp chí in số 10+11 tháng 9/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Công đoàn TT&TT tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân tháng công nhân, NLĐ 2024
    Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, tháng công nhân, tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 đã được Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (TT&TT VN) phát động sáng ngày 3/5/2024, tại Hà Nội.
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Phát triển nông nghiệp bền vững, cần chuyển đổi số trong mọi quy trình
    Cách đây không lâu, tại diễn đàn Hợp tác xã quốc gia năm 2024 hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững, nhiều quan điểm, góc nhìn, giải pháp đã được đưa ra.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Ứng dụng Honeypot trong bảo mật thiết bị IoT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO