Tình trạng mất an toàn thông tin thiết bị IoT là một thách thức nghiêm trọng. Việc nhận thức và đầu tư vào bảo mật IoT cần được xem là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ dữ liệu và hệ thống mạng trong kỷ nguyên số hóa.
Mới đây, ASRock Industrial vừa chính thức bắt tay với VinCSS nhằm phát triển các giải pháp bảo mật IoT đạt chuẩn FIDO Device Onboard (FDO), giải quyết nhu cầu bảo mật cấp thiết trong bối cảnh IoT đang phát triển bùng nổ.
Chuyển đổi số (CĐS) không chỉ là lựa chọn mà là nhiệm vụ cấp bách của mỗi cơ quan báo chí, truyền thông nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thông tin của công chúng, phù hợp với xu thế thời đại và tối ưu hóa nguồn lực phát triển của ngành báo, giúp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của cơ quan báo chí đến với công chúng nhanh nhất.
Việc kết hợp giữa công nghệ bất động sản (proptech) và công nghệ xây dựng (contech) đã nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn để cải thiện khả năng chống chịu của hạ tầng trước các rủi ro thiên tai.
Một nghiên cứu gần đây của Kaspersky tiết lộ gần 2/3 doanh nghiệp (DN) ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) (61%) và Internet vạn vật (IoT) (64%) trong cơ sở hạ tầng của họ. Trong đó, có đến 28% và 26% DN đang có kế hoạch ứng dụng AI và IoT trong vòng hai năm.
Giữa thời đại bùng nổ của ngành công nghiệp IoT, VinCSS được đánh giá là ngọn cờ đầu trong đổi mới sáng tạo (ĐMST), khi từ một công ty khởi nghiệp non trẻ trở thành đơn vị tiên phong trên toàn cầu về FIDO Device Onboarding (FDO).
Sự hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và công ty hậu cần (logistics) sẽ giúp Singapore nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI và IoT vào logistics, trong đó giới học thuật và ngành công nghiệp cùng hợp tác để thúc đẩy nhau tiến lên.
Khi vạn vật được kết nối với nhau thông qua các nền tảng IoT, nếu người Việt không làm chủ công nghệ này thì không chỉ phụ thuộc về công nghệ, mà nguy hiểm hơn là dữ liệu người Việt sẽ không được bảo vệ.
Viettel Post đã đưa vào vận hành Trung tâm khai thác 5 tại Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) với việc ứng dụng các công nghệ chia chọn hiện đại nhất hiện nay như công nghệ tự động hóa, IoT và AI…
Bước tiến về công nghệ truyền dẫn không dây 5G đã được ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt, cần được khai thác triệt để. Công nghệ thế hệ tiếp theo 5,5G đang bắt đầu được thực nghiệm, đòi hỏi nhiều sáng tạo hơn nữa.
Việc có quá nhiều công nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) đã làm phân mảnh các giải pháp kỹ thuật và gây khó khăn cho người dùng khi tích hợp thiết bị từ nhiều hãng.
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp tiên tiến, áp dụng những công nghệ mới và hiện đại để tối ưu hóa sản xuất. Mục tiêu chính là tăng cường hiệu suất, nâng cao chất lượng nông sản và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đồng thời đảm bảo sự bền vững trong phát triển nông nghiệp.
Giờ đây, việc đảm bảo an toàn an ninh mạng trên các ứng dụng, thiết bị có sử dụng kết nối vạn vật (IoT) cho người dùng chính là việc làm cần thiết, thường xuyên, lâu dài sẽ tạo ra sự miễn dịch mạng và bảo vệ người dùng mạng đầu, cuối.
Ông Lê Ngọc Quý, Giám đốc Trung tâm Nền tảng IoT, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel nhận định một sản phẩm được gọi là một sản phẩm tốt, không chỉ đáp ứng về các tính năng, hiệu năng mà phải rất phù hợp với văn hóa sử dụng người Việt. Các giải pháp IoT cần được may đo, thiết kế chuẩn cho cách dùng tại Việt Nam.
AIoT Developer InnoWorks là cuộc thi công nghệ về các giải pháp IoT được tổ chức thường niên tại các trường đại học từ năm 2019, do Tập đoàn Advantech tài trợ và đồng tổ chức.