Vai trò của báo chí trong việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Bích Liên| 12/08/2016 10:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Chiều ngày 9/8, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Dự án Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức chương trình tọa đàm “Nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của báo chí”.

Theo ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), thời gian qua tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Các hành vi xâm phạm SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu, xảy ra với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến các loại hàng hóa có giá trị cao…

Số liệu từ Cục SHTT cho thấy, 6 tháng đầu năm 2016,  đơn vị đã tiếp nhận 26707 đơn về bảo hộ quyền SHTT. Trong đó, bảo hộ về sáng chế là 2.399 đơn, kiểu dáng công nghiệp là 1.325, nhãn hiệu đăng ký quốc gia là 19.723 và nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam là 3.016 đơn…

Quang cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: BL)

Cũng theo thống kê của Cục Quản lý thị trường, 6 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 925 vụ, xử phạt trên 5,5 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 4,5 tỷ đồng về giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao bì; xử lý 222 vụ, phạt trên 734 triệu đồng, trị giá tang vật ước tính trên 5,3 tỷ đồng vi phạm giả về tem, nhãn bao bì hàng hóa và xử phạt 194 vụ, phạt trên 1,4 tỷ đồng, trị giá tang vật trên 1,6 tỷ đồng.

Để nâng cao thực thi quyền SHTT, những năm gần đây công tác bảo vệ quyền SHTT được Đảng và Nhà nước rất quan tâm trên mọi khía cạnh như xác lập quyền, bảo vệ quyền, khuyến khích mọi đối tượng nghiên cứu sản xuất các sản phẩm trí tuệ có hàm lượng trí tuệ cao...

Từ năm 2014, Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về SHTT nhằm phù hợp với thực tế trong nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động quản lý Nhà nước cũng được triển khai liên tục và có hiệu quả. Việc phối hợp giữa triển khai “Chương trình phối hợp hành động phòng, chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2012-2015” giữa các Bộ, ngành đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam phối hợp xử lý tốt hơn với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên tình trạng vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra nghiêm trọng.

Bởi vậy, bên cạnh việc nâng cao giải pháp hoàn thiện về hệ thống pháp luật, triển khai các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm SHTT thì việc nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc chống lại hàng giả, hàng nhái cần được coi là vấn đề trọng tâm.

Bên cạnh đó, vai trò công tác truyền thông đặc biệt quan trọng. Báo chí truyền thông cần tuyên truyền sâu rộng cho người tiêu dùng hiểu về tác hại của việc xâm phạm quyền SHTT, quyền bảo hộ SHTT từ đó họ tự giác không tham gia mua hàng giả, vi phạm SHTT.

Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, hàng giả xâm phạm SHTT không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được sản xuất ở nước ngoài sau đó đưa vào tiêu thụ trong nước bằng nhiều đường, cả chính ngạch và tiểu ngạch. Tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong hầu hết các lĩnh vực vẫn diễn ra phức tạp. Các hành vi xâm phạm bản quyền như in sách lậu, sử dụng các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, ghi âm, ghi hình mà không trả tiền cho các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan… khá phổ biến. Vấn đề vi phạm bản quyền càng trở nên phức tạp hơn trong môi trường internet, vì tại đây người sử dụng dễ dàng thực hiện các hành vi sao chép và phổ biến trái phép.

Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT cần từng bước nâng cao dân trí, làm cho toàn dân hiểu được tác hại của việc xâm phạm quyền sở hữu, quyền bảo hộ SHTT, từ đó hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, đơn vị, tổ chức mình. Từ đó, người dân sẽ tự giác không sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT ; đồng thời tích cực tham gia cùng lực lượng chức năng phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này. Vì vậy, vai trò công tác truyền thông đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT, góp phần nâng cao ý thức của người tiêu dùng chống lại hàng giả, hàng nhái trên thị trường./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của báo chí trong việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO