Vấn đề môi trường tiếng nói chung trong cộng đồng ASEAN

PV| 07/10/2022 10:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 33 (ASOEN 33) và chuỗi các hội nghị liên quan đang diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10 năm 2022 tại nước Cộng hòa nhân dân Campuchia.

Đây là chuỗi Hội nghị quan chức cao cấp rất quan trọng trong cơ chế hợp tác ASEAN về môi trường được tổ chức theo định kỳ hàng năm. Cùng tham dự chuỗi hội nghị này có các đại biểu là các Quan chức cao cấp của các quốc gia thành viên ASEAN, ASEAN +3, các nước đối tác ASEAN, Ban thư ký ASEAN, và các tổ chức quốc tế khác…

Vấn đề môi trường tiếng nói chung trong cộng đồng ASEAN - Ảnh 1.

Các quan chức cao cấp ASEAN tại Hội nghị

Từ ngày 03-04/10/2022, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) đã phối hợp với nước chủ nhà Campuchia và Ban Thư ký ASEAN chủ trì tổ chức các hội nghị gồm: Hội nghị Ban chỉ đạo dự án hợp tác ACB - Đức (PSC) chuẩn bị cho Hội nghị Hội đồng quản trị lần thứ 8 của Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB), Hội nghị Hội đồng quản trị Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN lần thứ 24 và một số hội nghị liên quan đã diễn ra.

Sau hai ngày làm việc, 04 Vườn Di Sản ASEAN trong đó có 02 vườn quốc gia của Việt Nam đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN và được đề cử là Vườn Di sản ASEAN thứ 54 và 55 của ASEAN. Đây là một kết quả đáng ghi nhận của Việt Nam tại Hội nghị.  

Hội nghị tham vấn chuẩn bị cho Dự thảo Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu để trình lên COP 27 đã xem xét dự thảo lần cuối Tuyên bố ASEAN về Biến đổi khí hậu để thống nhất về nội dung trước khi trình các cấp Bộ trưởng ASEAN về môi trường và Cấp cao ASEAN phê duyệt. Sau đó Tuyên bố thông qua tại COP 27.

Vấn đề môi trường tiếng nói chung trong cộng đồng ASEAN - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN

Sáng ngày 5/10/2022, tại Siem Reap, diễn ra lễ khai mạc trọng thể chuỗi Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 33 và các hội nghị lên quan.

Tại Hội nghị Ngài Tin Ponlok, Quốc Vụ Khanh Bộ Môi trường Campuchia nhấn mạnh: "ASEAN đang chuẩn bị một chiến lược phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch Covid-19. Chính phủ các nước thành viên ASEAN đã và đang tập trung vào công tác môi trường, phát triển kinh tế xanh, thành phố thông minh, phát triển bền vững,… Đồng thời, các nhà lãnh đạo ASEAN đã và đang hoàn toàn tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào sản xuất và tiêu dùng bền vững cùng với nền kinh tế tuần hoàn...".

Nước chủ nhà Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022, và đại diện các nước ASEAN, đã đề ra chiến lược với chủ đề "ASEAN cùng nhau giải quyết các thách thức chung". Campuchia đang tăng cường hợp tác khu vực với tất cả các bên liên quan để giải quyết các vấn đề môi trường khu vực và toàn cầu.

ASONEN 33 xem xét và báo cáo các hoạt động hợp tác của Tổ chức Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường trong năm 2021-2022. Các nhóm công tác ASEAN về 8 lĩnh vực cụ thể gồm: biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên nước: môi trường biển và đới bờ; bảo tồn đa dạng sinh học; thành phố bền vững về môi trường; hóa chất và chất thải; giáo dục môi trường và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới… đã báo cáo các hoạt động trong năm qua lên các Chủ tịch ASOEN đồng thời đề xuât kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch chiến lược về môi trường ASEAN (ASPEN). Các nhà Quan chức ASEAN đã thảo luận sôi nổi và đưa ra các quyết định quan trọng thuộc hoạt động của các Nhóm công tác ASEAN về các lĩnh vực môi trường trong khuôn khổ hợp tác ASEAN thường niên.

Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động của chuỗi Hội nghị các nước thành viên ASEAN đánh giá cao và hy vọng Việt Nam sẽ cùng các quốc gia tăng cường hợp tác chặt chẽ về môi trường trong thời gian tới./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Vấn đề môi trường tiếng nói chung trong cộng đồng ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO