Việc chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây (ĐTĐM) ảnh hưởng thế nào đến trung tâm dữ liệu (TTDL) hiện có?

03/11/2015 21:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Quá trình chuyển đổi sang mô hình ĐTĐM gồm nhiều bước quan trọng như phân tích yêu cầu kĩ thuật và triển khai các giao thức bảo mật. Tuy nhiên, ngay cả khi có những kế hoạch tốt nhất thì bạn vẫn có thể gặp phải trở ngại. Để thực hiện dự án chuyển đổi sang ĐTĐM, bạn cần phải hiểu tác động của nó đến việc quản lý cấu hình, mạng và lưu trữ của trung tâm dữ liệu.

Đám mây lai làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhưng có thể xử lý được bằng các giải pháp mới, hiệu quả hơn xuất hiện hàng tháng. Nếu bạn và tổ chức của bạn nhận được các thông báo phi kĩ thuật của ĐTĐM mây (VD: tập trung hóa và tự động hóa), bạn sẽ thấy mình trở nên linh hoạt hơn và có khả năng giải quyết các vấn đề ngay khi chúng phát sinh, từ đó tiết kiệm chi phí

Xây dựng các danh mục, các mẫu dịch vụ để tự động hóa quá trình quản lý cấu hình.

Lợi ích chính của đám mây công cộng là khả năng nâng cấp động đối với hệ thống và tài nguyên cho phù hợp theo yêu cầu thực tế. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vì không cần phải định cỡ hệ thống đáp ứng nhu cầu lúc cao điểm trong năm, mà chỉ cần đáp ứng tại thời điểm hiện tại. Để nâng cấp hệ thống với tốc độ nhanh, nhân viên phải xây dựng và duy trì các mẫu máy ảo (templates) chuẩn xác bằng công cụ. Họ cũng có thể cần phải tìm hiểu một số kỹ thuật quản lý cấu hình tự động.

Thực hiện quản lý cấu hình bằng các công cụ như Chef và Puppet là không hề đơn giản. Nó đạt đến mức độ cao về tự động và điều khiển thay đổi, giúp tiết kiệm thời gian, ngăn ngừa mất mát và  bảo mật bằng cách giữ tất cả các cấu hình hệ điều hành luôn đồng bộ. VD: khi chứng thực, bạn phải quan tâm đến mục đích của mình để có thể thiết kế hệ thống chịu được tình huống mất website. Nhân viên cần được đào tạo sử dụng công cụ mới, có thể phải xây dựng các cơ sở hạ tầng phụ trợ như:  tách riêng các kho lưu trữ cấu hình, các server,  các qui tắc tường lửa,

Trang bị thêm năng lực mạng cho dự án chuyển đổi ĐTĐM

Mạng là trung tâm của điện toán đám mây. Để triển khai thành công đám mây lai cần có kinh nghiệm kết nối mạng tốt, khả năng giám sát toàn diện và xử lý sự cố nhanh chóng. Thêm vào đó kết nối đáng tin cậy và kết nối có sẵn cho nhiều trang web, cân bằng tải, quy mô và an ninh cũng đòi hỏi thời gian và kĩ năng của đội ngũ nhân viên.

Khi di chuyển tải ra khỏi TTDL vào một đám mây công cộng đòi hỏi tổ chức của bạn phải có kết nối mạng bên ngoài mạnh. Bạn có thể chọn một kết nối dự phòng riêng để đảm bảo rằng nếu có sự cố xảy ra với 1 nhà cung cấp cũng không thể khiến tất cả các sản phẩm của công ty bạn mất kết nối (offline). Nhiệm vụ này không hề đơn giản và cần phải lên kế hoạch cẩn thận với đội ngũ kĩ sư mạng. Việc hợp tác chặt chẽ giữa quản trị viên hệ thống, quản trị viên ứng dụng  với kĩ sư mạng để định cỡ mạng và xử lý sự cố là rất quan trọng.

Việc tăng thêm lưu lượng trên các kết nối mạng có nghĩa là lưu lượng qua tường lửa, các thiết bị phát hiện xâm nhập và các thiết bị ngăn ngừa xâm nhập sẽ gia tăng. Do các thiết bị này ban đầu không được thiết kế cho dung lượng lớn như vậy nên việc mở rộng qui mô và thêm dự phòng là cần thiết để tránh tình huống 1 điểm có sự cố cũng làm cho các ứng dụng chạy trên đám mây lai không hoạt động trực tuyến. Tương tự, hệ thống phát hiện và  ngăn ngừa xâm nhập cần được cấu hình sao cho thông tin liên lạc từ các máy chủ ở xa không bị gián đoạn.

Thực hiện quản lý dịch vụ

Một công nghệ giám sát mạnh sẽ chỉ ra tình trạng và hiệu năng của từng hệ thống trong TTDL. Khi di chuyển hệ thống lên các đám mây, liệu các hệ thống có thể mở rộng và hoạt động tốt? Rất có thể. Các công nghệ cho môi trường ảo tại công ty cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường đám mây công cộng. Một điều cần cân nhắc nữa là khả năng hồi phục sau thảm họa. Nếu website chính bị sập, làm thế nào để quản lý và giám sát hệ thống? Giải pháp khả dĩ có thể là tạo bản sao các dịch vụ quản lý hoặc tạo ra một hệ thống giám sát thứ cấp ở một trang web thay thế khác.

Đám mây lai làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhưng có thể xử lý được

Các chỉ số đo hiệu năng theo thời gian thực là rất quan trọng và tùy từng nhà cung cấp mà bạn sẽ được truy cập những dữ liệu đo nào. Dữ liệu này giúp kĩ thuật viên xử lý sự cố, bật tính năng nâng cấp tự động của đám mây lai và các số liệu này cũng dùng để tính cước, lập lại hóa đơn và lập báo cáo. Sử dụng một công cụ hay một dịch vụ giám sát có thể tự động tăng hoặc giảm tài nguyên theo nhu cầu là điểm then chốt của việc di chuyển lên đám mây lai nhưng điều này dường như chưa được quan tâm vào giai đoạn đầu của dự án.

Khả năng lập hóa đơn cước cập nhật đến từng phút cũng là yêu cầu bắt buộc cho nhà cung cấp. Bạn cần chọn các công cụ có các giao diện lập trình tốt và đội ngũ nhân viên CNTT có khả năng cấu hình, quản lý những công cụ đó và tích hợp chúng vào trong quá trình kinh doanh của công ty.

Kỹ thuật quản lý dịch vụ tốt không chỉ dừng lại một khi dịch vụ đã nằm một phần hoặc hoàn toàn trên đám mây. Việc thích nghi của dữ liệu quản lý cấu hình nội bộ với các công cụ khác của đám mây là hết sức quan trọng. Đôi khi chúng cần phải tuân theo định hướng quá trình hơn là công nghệ dù việc tích hợp có thể thực hiện tốt.Trong một số trường hợp, không thể truy vết một số tài nguyên trong cơ sở dữ liệu quản lý cấu hình truyền thống do bản chất “động” của các đám mây.

Việc di chuyển từ một đám mây riêng (private cloud)  đến một đám mây lai cần phải được lên kế hoạch và thực hiện thông qua một TTDL. Các giả định cơ bản từ hàng chục năm nay cần được xem xét lại, các công cụ cần được đánh giá lại và toàn bộ các thành phần của cơ sở hạ tầng cần phải được thay đổi một cách cẩn trọng. Các mục tiêu của dự án phải rõ ràng, trong đó việc giao tiếp trong dự án cũng quan trọng như triển khai các vấn đề kỹ thuật.

Đừng bỏ qua lưu trữ và dự phòng

Trong cuộc đua ĐTĐM, các nhà quản lý CNTT thường đánh giá thấp nhu cầu lưu trữ và dự phòng. Nếu giao tiếp tốt để hiểu rõ các yêu cầu khách hàng và triển khai kỹ thuật tốt thì vấn đề này có thể được giảm nhẹ.

Trước hết, không phải tất cả lưu trữ của ĐTĐM là giống nhau. Hầu hết các lưu trữ cho khách hàng được tính toán bằng hai cách: hiệu năng và giá thành của 1GB. Tuy nhiên, với ĐTĐM, ta chỉ thấy có một loại phí: giá thành trên 1GB. Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM công cộng, bạn cần yêu cầu tùy chọn về hiệu năng. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ giá rẻ [tưởng là] sử dụng đĩa SATA để giảm chi phí. Sẽ là bất khả thi nếu ứng dụng của bạn đòi hỏi hiệu năng cao hơn. Nhiều nhà cung cấp năng lực lưu trữ được bảo đảm theo các mức dịch vụ khác nhau. Bạn có thể tiết kiệm chi phí nếu biết lựa chọn sao cho chỉ có những ứng dụng đòi hỏi hiệu năng cao mới cần đến mức dịch vụ đắt tiền hơn. Nên chọn nhà cung cấp nào cho phép hệ thống tự động lựa chọn mức dịch vụ nhất là khi các yêu cầu về hiệu năng cho ứng dụng biến động.

Thứ hai, nhu cầu sao lưu dự phòng thường bị bỏ qua ở các đám mây lai. Phải đặt các câu hỏi như: Bạn có kế hoạch sử dụng hệ thống hiện tại của mình để sao lưu các máy ảo đám mây không? Liệu điều đó sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng mạng như thế nào? Một điều cũng quan trọng không kém là điều đó ảnh hưởng như thế nào đến chi phí vì hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều tính phí cho mỗi GB dung lượng của mạng? Có thể các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM có cung cấp giải pháp sao lưu dự phòng nội bộ tiết kiệm chi phí cho bạn nhưng sẽ đòi hỏi một quá trình và qui trình mới khác để khôi phục dữ liệu. Bạn cũng có thể cần phải xem xét việc cho phép mã hóa để sao lưu, đặc biệt cho các dịch vụ chia sẻ với bên thứ ba. Mã hóa sao lưu không phải là việc đơn giản và đòi hỏi rất nhiều thay đổi về quy trình để lưu trữ an toàn các chìa khóa mã hóa và phải kiểm thử việc phục hồi và thay đổi khóa mã hóa.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Việc chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây (ĐTĐM) ảnh hưởng thế nào đến trung tâm dữ liệu (TTDL) hiện có?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO