Thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, ngày28/3/2015, toàn bộ nội dung Hiệp định VKFTA đã được rà soát và ký tắt ở cấp Trưởngđoàn đàm phán tại Xơ-un, Hàn Quốc. Sau khi Việt Nam và Hàn Quốc đã hoàn tất thủtục nội bộ tại mỗi nước, được sự ủy quyền của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng BộCông Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại Công nghiệp vàNăng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jik đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam – Hàn Quốc tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 5/5/2015, dưới sự chứng kiếncủa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũngvà đại diện các Bộ, ngành cơ quan liên quan hai nước.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Thương mại,Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Yoon Sang-jick Ký kết chính thức Hiệp địnhVKFTA
Sau hơn hai năm đàm phán với 8 vòng đàm phán chính thức và 8vòng đàm phán cấp trưởng đoàn, đàm phán giữa kỳ, hai bên đã thống nhất toàn bộnội dung hiệp định VKFTA mang tính toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cânbằng lợi ích.Đây cũng là một trong những Hiệp định có thời gian đàm phántương đối ngắn so với các Hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết và đang đàmphán.
Hiệp định gồm 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và 1 thỏa thuận thựcthi quy định. Các nội dung chính của hiệp định gồm: thương mại hàng hoá; thươngmại dịch vụ bao gồm các phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dichuyển thể nhân; đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩmvà kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan,phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điệntử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý.
VKFTA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên trong số các hiệp địnhthương mại tự do song phương giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế đã cơ bảnhoàn tất đàm phán năm 2014, được chính thức ký kết trong năm 2015.Với nội dung đã được thỏa thuận, dự kiếnhiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với Việt Nam.
Việc ký kết Hiệp định VKFTA là một bước đi cụ thể thực hiện chiếnlược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợquá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Đồng thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam –Hàn Quốc, theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trườnghòa bình, ổn định trong khu vực.