Việt Nam đang có một hạ tầng viễn thông - Internet quá tốt cho chuyển đổi số

Nguyễn Thế Khiêm| 15/12/2020 09:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hoà, Việt Nam có một hạ tầng số phát triển, nhưng các doanh nghiệp chưa có chiến lược chuyển đổi số theo kịp hạ tầng đó.

Việt Nam cần nắm lấy chuyến tàu cuối cùng của kỷ nguyên số

Việt Nam đang có một hạ tầng viễn thông - Internet quá tốt cho chuyển đổi số - Ảnh 1.

Uber, Grab là những doanh nghiệp đi đầu và kiếm được rất nhiều tiền từ chuyển đổi số nhờ vào hạ tầng số của Việt Nam”.

Ông Nguyễn Hữu Thái Hoà, nguyên Giám đốc Chiến lược Tập đoàn VNPT cho biết, nhiều năm qua, các chuyên gia, hiệp hội về CNTT như VINASA đã kiến nghị Chính phủ về một Chiến lược toàn diện về Chuyển đổi số Quốc gia. Vì thế, Quyết định 749 phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" mà Thủ tướng vừa mới ký trong tháng 6/2020 vừa qua là một đột phá rất lớn về chuyển đổi số trên toàn quốc.

"Cơ hội hiện tại đã trở nên chín muồi cho các doanh nghiệp để được hỗ trợ toàn diện về chuyển đổi số. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần sự hợp tác giữa 3 nhà bao gồm nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia và các nhà doanh nghiệp", ông Hoà nhấn mạnh. 

Đồng thời, khi "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được phê duyệt, Việt Nam đã rất mạnh mẽ, đi vào con đường chuyển đổi số đồng bộ, khi mọi đơn vị từ trung ương cho đến địa phương phải dựa vào từ khoá chuyển đổi số, để làm ngân sách. Mặc dù vậy, ông Hoà cho rằng, thách thức lớn nhất của chương trình này là giải pháp và hiệu quả. 

"Chúng ta phải làm tốt điều này khi mà hiện nay Bộ TT&TT đang được giao vai trò tiên phong đi đầu và dẫn dắt về chuyển đổi số quốc gia. Nhiều chương trình cụ thể đã được đề xuất, trong đó quan trọng nhất là đào tạo - xoá mù về chuyển đổi số mà tôi đang cùng các giáo sư, chuyên gia, giảng viên Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Bộ TT&TT đang triển khai quyết liệt với toàn bộ hệ thống điều hành, hành chính quốc gia, chứ không chỉ cho khối doanh nghiệp", ông Hoà chia sẻ thêm.

Để dẫn chứng, ông Hoà đã đưa ra kinh nghiệm của Malaysia, từ 25 năm trước, quốc gia này với Hành lang số Chính phủ (Digital Corirdor Gov.) đã chứng minh hiệu quả vượt trội đưa Malaysia đi vào top G20 quốc gia phát triển số toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cần bắt lấy chuyến tàu cuối cùng này của kỷ nguyên số và thay đổi đất nước.

Việt Nam đang có một hạ tầng viễn thông - Internet quá tốt cho chuyển đổi số - Ảnh 2.

Doanh nghiệp chưa có chiến lược chuyển đổi số theo kịp sự phát triển hạ tầng Nhận xét về những lợi thế của Việt Nam trong việc chuyển đổi số, ông Hoà khẳng định, lợi thế lớn nhất của Việt Nam là đang sở hữu một hạ tầng viễn thông - Internet được đầu tư quá tốt trong khu vực Đông Nam Á. Theo ông Hoà, Việt Nam chỉ thua những nước quá phát triển như Malaysia hay Singapore, còn ngang ngửa hay thậm chí hơn so với Thái Lan và Indonesia. 

"Chúng ta đang có các gói cước Internet rất rẻ, phát wifi miễn phí (free) ở khắp nơi hay tỷ lệ sử dụng mạng 3G/4G lớn với mật độ người dùng smartphone cao", ông Hoà nói.

Với điếu kiện hạ tầng tốt như vậy, doanh nghiệp cần phải tiến hành chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa. Từ đó, ông Hoà đặt ra câu hỏi, hiện nay, ai là người kiếm được tiến nhiếu nhất từ dịch vụ số, chuyển đổi số. Đó có thể là Uber, Grab - những doanh nghiệp đi đầu và kiếm được rất nhiếu tiến từ chuyển đổi số. Chắc chắn nếu Việt Nam không có một hạ tầng viễn thông - Internet tốt thì họ không thể phát triển được như vậy.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 749 phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số' quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

"Sự quyết liệt của những người đứng đầu trong các doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết trong quá trình chuyển đổi số".

Đối với việc phát triển Chính phủ số, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 của Chương trình bao gồm: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các mục tiêu đến năm 2025 là đưa kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

"Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp Việt là không có một chiến lược chuyển đổi số đi kịp với hạ tầng. Đây là một độ lùi rất lớn về tư duy số của chủ doanh nghiệp và càng tụt lại phía sau thì doanh nghiệp sẽ càng bất lợi. Tôi đang có rất nhiều hợp đồng về tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, kể cả những đơn vị lớn như Viettel, VNPT, Mobifone, Petro Vietnam, ông Hoà chia sẻ.

Cũng theo ông Hoà, thời gian qua, chúng ta đã thay đổi, đào tạo tư duy (mind-set) của các lãnh đạo doanh nghiệp khi người người, nhà nhà đã nói rất nhiếu vế chuyển đổi số. Vấn đế hiện nay chủ yếu là khoảng cách "từ đầu đến tay, khi đầu đã thông, chủ yếu tay (action plan - kế hoạch hành động) sẽ thực hiện như thế nào". Trong đó, kế hoạch hành động đầu tiên là việc khảo sát chuyển đổi số, để có một đánh giá toàn diện vế số hoá, vế tình trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp, hạ tầng kết nối... Đây là bước đầu tiên, bắt buộc phải thực hiện trong kế hoạch chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Trong quá trình tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, ông Hoà cho rằng, thách thức, điểm nghẽn thứ hai, đó là tiêu chuẩn nào cho quá trình chuyển đổi số. Đây là vấn đế không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới. Hiện nay các doanh nghiệp đang dựa vào tiêu chuẩn ISO 2700 vế bảo mật. Tuy nhiên, chuyển đổi số có rất nhiếu thứ, không chỉ bao gồm bảo mật. Hiện Việt Nam vẫn chưa có bất kì tiêu chuẩn nào vế chuyển đổi số được đưa vào thực hiện. Do đó, các chuyên gia đang bắt tay cùng với các Bộ liên quan như Bộ KHCN, Bộ TT&TT... để thiết lập một chuẩn TCVN cho chuyển đổi số. Khi đó, các tiêu chuẩn cho chuyển đổi số sẽ đúng hơn, đồng thời giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn cho quá trình này.

Để tạm thời khắc phục điếu này, trong quá trình tư vấn thực hiện chuyển đổi số tại Viettel hay các doanh nghiệp lớn, ông Hoà đang sử dụng chuẩn Digital Maturity (GB997A Digital Maturity Model) của Mỹ - một chuẩn tương đối được chấp nhận trên toàn cầu. Vấn đế là phải có các chuyên gia của doanh nghiệp phối hợp để Việt hóa cho phù hợp.

Các doanh nghiệp viễn thông - CNTT vẫn đang đi đầu về chuyển đổi sốKhi được hỏi vế sự khác nhau trong chuyển đổi số giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), ông Hoà khẳng định, các công ty, tập đoàn lớn chỉ khác doanh nghiệp SME chủ yếu vế ngân sách dành cho chuyển đổi số. Ví dụ như Vinamilk, một năm họ có thể dành ra khoảng 200 - 300 tỷ cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, họ không thể thay đổi một cách toàn diện ngay lập tức.

Việt Nam đang có một hạ tầng viễn thông - Internet quá tốt cho chuyển đổi số - Ảnh 4.

"Giá trị lớn nhất của chuyển đổi số chính là việc ra quyết định đúng chứ không phải các vấn đề liên quan đến số hoá dữ liệu”.

"Một hệ thống quản trị số lớn phải có roadmap (quy trình) cẩn thận, cuốn chiếu từng phần một. Vì thế, họ không thể chuyển đổi số một cách đồng bộ và dễ bị overlap - chạy song song, khi một nhân viên vừa phải hoạt động thủ công và số hoá. Giai đoạn này càng lớn và kéo dài sẽ khiến cán bộ nhân viên ngày càng mệt mỏi, phản ứng", ông Hoà lý giải.

Trong khi đó, doanh nghiệp SME lại chuyển đổi nhanh hơn rất nhiếu, khi mà "chỉ nhấn nút là toàn bộ quy trình lên số hoá ngay". Ví dụ có những doanh nghiệp, dù người đứng đầu đã nhiếu tuổi, nhưng chỉ cần họ tin vào chuyển đổi số là ngay lập tức có những quyết định cực kì nhanh chóng cho đơn vị mình. Họ gửi yêu cầu đến toàn bộ nhân viên của mình không trao đổi công việc qua mail hay họp trực tiếp theo cách truyến thống mà chỉ được thực hiện trên hệ thống ảo hay qua phần mếm Teams để liên lạc từ xa, phần mếm cơ sở dữ liệu trực tuyến. "Sự quyết liệt của những người đứng đầu trong các doanh nghiệp nhỏ lại có lợi thế hơn. Đây là điếu kiện tiên quyết trong quá trình chuyển đổi số. Đổi lại, doanh nghiệp nhỏ lại không có sự đầu tư nhiếu vế chi phí cho chuyển đổi số hay thực hiện một cách bài bản như doanh nghiệp lớn", ông Hoà chia sẻ. 

Các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Viễn thông - CNTT, doanh nghiệp số vẫn đang là những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số. Tại Viettel, trong quá trình tư vấn vế chuyển đổi số, tôi thấy rằng giá trị lớn nhất của chuyển đổi số chính là việc ra quyết định đúng chứ không phải các vấn đế liên quan đến số hoá dữ liệu. Do đó, nếu không làm tận cùng những hàm biến, những cảnh báo mà không giúp cho lãnh đạo tự động hoá trong việc ra quyết định mà vẫn phải phụ thuộc yếu tố con người thì sẽ trở thành điểm nghẽn của Viettel. "Vì thế, tôi cho rằng, trong chuyển số, các lĩnh vực hoàn toàn có thể thực hiện được thành công với một điều kiện phải đẩy đến tận cùng là ra quyết định một cách tự động", ông Hoà nhấn mạnh.

Đưa ra lưu ý vấn đề mà các doanh nghiệp lớn đang gặp phải, ông Hoà đã khẳng định, bên cạnh việc giúp cảnh báo, giảm thiểu rủi ro, vấn đề quan trọng nhất của chuyển đổi số là giúp tự động hoá quyết định, không còn những quyết định của con người, đó mới chính là giá trị sau cùng của chuyển đổi số. Nếu không làm như vậy, các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng, dù báo cáo rất đẹp, được số hoá trực tuyến nhưng người lãnh đạo không quan tâm, không sử dụng nó để ra quyết định.

Doanh nghiệp không nên vì COVID-19 mà "đi tắt" trong chuyển đổi số

Nguyên Giám đốc chiến lược Tập đoàn VNPT cho rằng, trước đây, chúng ta đã nói rất nhiều về chuyển đổi số, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn ngại đưa mọi thứ lên online (trực tuyến) vì vẫn quen làm offline (trực tiếp) hơn. Tuy nhiên, thói quen này đã không còn nữa, khi hiện nay, doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải online nếu không muốn công việc có thể sẽ bị gián đoạn. Bởi vì, COVID-19 và nỗi lo sợ về sự gián đoạn kinh doanh sẽ không bao giờ dừng lại. COVID-19 đã gieo vào đầu các doanh nghiệp một nỗi ám ảnh. Do đó, có thể nói, COVID-19 là một bước ngoặt tích cực, là một đòn bẩy rất lớn cho quá trình chuyển đổi số.

Ông Hoà đã đưa ra dẫn chứng về việc nhiều doanh nghiệp bán lẻ dù vẫn bán hàng offline nhưng họ đã có ý thức được việc nâng dần tỷ lệ bán hàng online. "Tôi đã nhìn thấy một sự biến đổi (transformation) rất lớn về mô hình kinh doanh sau COVID-19 khi trước năm 2020, tỷ lệ online - offline chỉ khoảng 10/90 thì nay đã tăng lên 30/70 hay 40/60, kể cả các mặt hàng "mắt thấy tay chạm" như thời trang. Vì thế, COVID-19 là một áp lực để thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp", ông Hoà nói.

Mặc dù vậy, ông Hoà cũng đưa ra lưu ý cho các doanh nghiệp hậu COVID-19 rằng, họ không nên vì áp lực phải dịch chuyển mô hình, phải chuyển đổi số mà bỏ qua nguyên lý 8 bước, bởi vì, các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số nhưng không thể đi tắt bất kì bước nào trong 8 bước này, như việc chuẩn bị văn hoá doanh nghiệp số, chuẩn bị cơ sở dữ liệu số... "COVID-19 là một điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều kiện đủ là các doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để chuyển đổi số", ông Hoà nhấn mạnh.

Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp Việt cần vượt qua nỗi sợ hãi về bảo mật

Đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể chuyển đổi số thành công, ông Hoà đã đưa ra 8 nguyên lý chuyển đổi số, được tổng hợp từ kinh nghiệm toàn cầu bao gồm: khảo sát hệ thống thông tin 4.0 (Information System); lập Sơ đồ tổ chức chuỗi giá trị 4.0 (Value Stream Mapping); kiến trúc lỗi thông tin và không gian 4.0 (Core DataBase); giao diện khách hàng 4.0 (Client Accesses); nguồn lực và phần quyền 4.0 (HR & Task Management); phân tích Dữ liệu lớn và báo cáo hệ thống 4.0 (Big Data & Report System 4.0 - BSC/ KPIs); công cụ tìm kiếm và truy xuất (Search Engine 4.0); phần mềm và nền tảng 4.0 (App & Platform).

Bên cạnh đó, ông Hoà cho rằng, hiện có hai thách thức chính để các doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công. Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải vượt qua nỗi sợ về bảo mật. Hiện nay, dù người người nhà nhà liên tục nói về chuyển đổi số, nhưng tất cả đều có chung nỗi ám ảnh về bảo mật. Tuy nhiên, nếu cứ giữ mãi nỗi sợ hãi bảo mật này thì vô tình lại cản trở sự thông minh, những lợi ích chuyển đổi số đem lại. Vì thế, vấn đề bảo mật cần phải được phân tích và đặt đúng tầm để doanh nghiệp có thể giải quyết nỗi sợ bảo mật.

Thách thức thứ 2 là các doanh nghiệp cần phải hiểu và kiểm soát được các dòng giá trị VSM (value stream mapping) trong công ty, bao gồm dòng chảy tài chính và dòng thông tin để các lãnh đạo ra quyết định. Trong một doanh nghiệp truyền thống, cả 2 dòng giá trị này hiện nay đều rất mơ hồ và còn mang tính chất thủ công. Như đối với vấn đề tài chính, dù các báo cáo đều được trực tuyến nhưng việc quyết định vẫn còn nằm trên bàn và phụ thuộc vào chủ quan của lãnh đạo thay vì có thể được thực hiện một cách tự động, cảnh báo và công khai trên hệ thống. Biểu đồ cảnh báo dòng giá trị và điều chỉnh các dòng giá trị là những thứ căn bản của quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số cần làm tốt điều này để thành công. Các lãnh đạo phải nắm trong tay rất chắc về dòng tiền và dòng quyết định của mình.

Bên cạnh đó, trước những ý kiến cho rằng, để chuyển đổi số thành công, chúng ta phải thay đổi tư duy, nhận thức của người đứng đầu doanh nghiệp, ông Hoà cho rằng, điều sai nhất của chuyển đổi số là việc tất cả các cán bộ, công nhân viên chờ đợi người lãnh đạo cao nhất của mình quyết định. "Tôi có thể khẳng định chắc chắn, người lãnh đạo không bao giờ dám ra quyết định lớn về chuyển đổi số, nếu người đó không được đề xuất từ lãnh đạo cấp dưới" ông Hoà chia sẻ thêm.

Lý giải cho điều này, ông Hoà nhấn mạnh, cấp lãnh đạo cao nhất dù là phải thay đổi tư duy đầu tiên về chuyển đổi số nhưng không phải là người quan trọng nhất trong quá trình này. Mỗi cán bộ cấp trung phải là người đề xuất (Maker) về chuyển đổi số và cán bộ lãnh đạo trục (Checker - thường là Phó Tổng giám đốc chuyên trách) phải là người giám sát, ký nháy xem xét và đồng ý với các đề xuất liên quan. "Việc thay đổi tư duy chuyển đổi số này rất quan trọng, thay vì mong đợi lãnh đạo cao nhất (Boss) ra quyết định, thì mô hình tổ chức phải chuyển sang đề xuất từ dưới lên (boũon-up)", ông Hoà kết luận.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 15+16 tháng 11/2020)   

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đang có một hạ tầng viễn thông - Internet quá tốt cho chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO