Chuyển động ICT

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ

Ban Thời sự 13/04/2025 10:22

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy chương trình hợp tác về khoa học - công nghệ ở cấp Nhà nước cũng như các tổ chức nghiên cứu, góp phần tạo đột phá cho phát triển kinh tế.

Hiện nay, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới với các ngành công nghiệp chủ chốt nằm ở thượng nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm 2050, Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Với việc khu vực tư nhân đóng góp hơn 70% thành tựu đổi mới khoa học công nghệ, Trung Quốc đang thiết lập một mô hình phát triển công nghệ mới, dựa trên doanh nghiệp làm trung tâm.

Khoa học công nghệ được đánh giá là lĩnh to lớn được quan tâm trong chuyến thăm lần thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam. Thành công của Trung Quốc đã tạo nguồn động lực, mang lại cơ hội phát triển mới cho quá trình hiện đại hóa của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

3 năm qua, Viện Khoa học vật liệu hợp tác với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, phát triển 2 mũi nhọn công nghệ là pin lithium và pin hydro. Nếu pin lithium ứng dụng phổ biến cho điện thoại, máy tính, xe điện thì pin nhiên liệu hydro hoàn toàn không phát thải trong quá trình sử dụng. Việt Nam có thêm cơ hội đào tạo đội ngũ chuyên gia, từng bước làm chủ công nghệ tích trữ, điện phân, chế tạo pin, từ công suất suất nhỏ 1KW lên tới 1MW.

GS.TS. Trần Đại Lâm - Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay: "Việc làm chủ công nghệ hydro ở công suất lớn không những là bài toán về giảm khí thải. Đây còn có một ý nghĩa rất lớn là doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ nội địa của Việt Nam".

18 năm qua, đại học Bách Khoa Hà Nội hợp tác với một số đại học của Trung Quốc như Đại học Thanh Hoa, Nam Kinh, công bố mô hình mới như hệ thống cảm biến cảnh báo nguy cơ cháy nổ khí hiếm trong hầm lò. Doanh nghiệp trong trường đại học thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. Hai bên hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và sẽ đào tạo cử nhân Tiếng Trung lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong năm học mới.

PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Học với các đối tác của Trung Quốc sẽ giúp cho chúng ta rút ngắn thời gian nghiên cứu, chúng ta học được những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc. Khi đầu tư vào khoa học công nghệ mà hướng tới những lĩnh vực ứng dụng trong cuộc sống, Trung Quốc tôi nghĩ rất mạnh ở điểm này. Đấy cũng là kỳ vọng của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị".

Những năm gần đây, Việt Nam và Trung Quốc đã thúc đẩy hàng trăm chương trình hợp tác về khoa học - công nghệ ở cấp Nhà nước cũng như các tổ chức nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, từ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, đến trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới.

ong-bui-the-duy.png

Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: "Trung Quốc đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể đưa những nhà khoa học trẻ tiềm năng tiếp cận những bài học đã thành công của Trung Quốc trong việc sử dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước".

Từng được coi là công xưởng của thế giới với công nghệ thấp, giờ đây Trung Quốc đã trở thành một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Thúc đẩy hợp tác giữa 2 quốc gia sẽ giúp Việt Nam nâng cao đội ngũ chuyên gia, làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, góp phần tạo đột phá cho phát triển kinh tế xã hội đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.

Theo vtv.vn
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tại sao Đông Nam Á đặt cược lớn vào ngành bán dẫn?
    Ngành công nghiệp bán dẫn ở Đông Nam Á đã khẳng định được sự phát triển, với các công ty khởi nghiệp chip mới nổi lên để biến khu vực này thành trung tâm sản xuất công nghệ toàn cầu.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO