Việt Nam vô địch cuộc thi Cyber SEA Game 2022 sau 7 năm

PV| 11/11/2022 07:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Đội thi KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật mật mã đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Cyber SEA Game 2022 ngày 10/11 tại Bangkok, Thái Lan đã xuất sắc giành vị trí quán quân, vượt qua Singapore và Thái Lan.

Cuộc thi được Trung tâm nâng cao năng lực ATTT ASEAN - Nhật Bản với sự tài trợ của Nhật Bản, tổ chức với mục đích tạo cơ hội cho các sinh viên, kỹ sư trẻ từ 15 - 29 hoạt động trong lĩnh vực ATTT của các nước trong khu vực ASEAN được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.

Cục AATTT - Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) tiếp tục tin tưởng, lựa chọn đội thi xuất sắc nhất để tham gia tranh tài tại cuộc thi ATTT khu vực Cyber SEA Game 2022. Vòng chung kết cuộc thi vừa diễn ra trong ngày 10/11 tại Bangkok, Thái Lan. Theo đó, đội Việt Nam đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân Cyber SEA Game 2022, xếp sau là đội Singapore về Nhì và đội Thái Lan giành hạng Ba.

Được lựa chọn đại diện cho các kỹ sư, sinh viên Việt Nam tham gia cuộc thi từ vòng sơ khảo cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN 2022, các sinh viên tới từ đội thi KMA.L3N0V0 của Học viện Kỹ thuật mật mã bao gồm Lê Thế Thắng (2001), Nguyễn Quang Bá (2002), Kỷ Hưng Chiến (2002) và Nguyễn Mạnh Dũng (2003) đã mang về kết quả đầy tự hào. Sau 7 năm kể từ năm 2015, Việt Nam chính thức giành về vị trí vô địch tại Cyber SEA Game 2022. Đây cũng là lần đầu tiên đội tuyển của Học viện Kỹ thuật mật mã được chọn đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi này.

Trước đó, đội Pawsitive đại diện Việt Nam đã giành ngôi vị Á quân tại cuộc thi Cyber SEA Game 2021. Theo thống kê những năm trước, các đội tuyển của Việt Nam đã giành giải Nhất trong năm 2015, giải Nhì các năm 2019 và 2020 và giải Ba vào các năm 2017, 2018.

Thành tích xuất sắc này không chỉ cho thấy năng lực chuyên môn và kỹ năng của các đội thi mà còn mang ý nghĩa rất lớn đối với ngành ATTT Việt Nam. Trong hai năm vừa qua, Việt Nam đã khẳng định năng lực và vị thế của mình khi những gương mặt trẻ tuổi ngành ATTT liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng và cuộc thi quốc tế. Kết quả đáng tự hào góp phần đóng góp vào công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực để đảm bảo an toàn, an ninh mạng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam vô địch cuộc thi Cyber SEA Game 2022 sau 7 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO