Viettel sẵn sàng cho cuộc cách mạng về quản lý đô thị

07/09/2015 01:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Để phục vụ phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên tuyên bố và sớm hành động theo hướng đưa CNTT tích hợp viễn thông tới mọi ngõ ngách của đời sống. Viettel đặt mục tiêu từ năm 2015 - 2020 tạo ra sự bùng nổ lần thứ 2 trong lịch sử ngành Viễn thông – CNTT Việt Nam.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những lợi thế của Viettel là việc sở hữu cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp, bao gồm 64.000 trạm phát sóng (đáp ứng hơn 700 trạm/1 triệu dân trong khi trung bình thế giới là 200 trạm/1 triệu dân) và hơn 210.000 km cáp quang-lớn nhất Đông Nam Á. Nhân sự kỹ sư phần mềm chất lượng cao của Viettel là 3.000 người, với tư duy người làm phần mềm phải hiểu rõ người sử dụng phần mềm, để “may đo” các sản phẩm đúng nhu cầu của khách hàng.

Điểm khác biệt trong cách tiếp cận lĩnh vực CNTT của Viettel là chiến lược “không bán sản phẩm mà là cung cấp dịch vụ”. Quyết định chấp nhận rủi ro đầu tư trước để các ngành, các tổ chức của Việt Nam dùng thử là nhằm xây dựng môi trường và hệ sinh thái để thúc đẩy các ngành cùng phát triển. Cụ thể, Viettel đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trước, phát triển các phần mềm tiện ích và cung cấp cho khách hàng dưới dạng dịch vụ. Cách thức này tạo nên sự bùng nổ về nhu cầu, thay đổi thói quen cho khách hàng khi quyết định thuê dịch vụ mà không phải đầu tư hay duy trì hệ thống. Ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel đang kỳ vọng tỷ trọng về CNTT có thể chiếm tới 50% doanh thu toàn Tập đoàn.

Nói cách khác, Viettel mở đầu cho một hướng đi mới là cho thuê trọn gói dịch vụ CNTT. Đây cũng là một chủ trương lớn mà Viettel đã sớm đề xuất và triển khai từ cách đây 6 năm tại các cơ quan Nhà nước, giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách quốc gia. Một số kết quả đã đạt được như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành cho Văn phòng chính phủ kết nối với 63 tỉnh/thành trên cả nước, Hệ thống Hải quan một cửa Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử…

Các dự án ứng dụng Viễn thông- CNTT của Viettel được tập trung vào các hệ thống nền tảng như Giao thông, Y tế, Năng lượng, Giáo dục, phục vụ lợi ích của số đông người Việt Nam. Đối với lĩnh vực giáo dục, Viettel đang triển khai nâng cấp hạ tầng cho các trường học, chuyển từ mạng ADSL trước đây sang kết nối cáp quang miễn phí. Xây dựng hệ thống quản lý nhà trường, học sinh, giáo viên, bài giảng, thi cử và những số liệu giáo dục; nội dung cho phương pháp dạy và học mới.

Trong lĩnh vực Y tế, Viettel tập trung phát triển giải pháp tự động thanh toán bảo hiểm y tế, quản lý y tế cơ sở, khám chữa bệnh điện tử. Hệ thống đảm bảo kết nối liên thông hệ thống thông tin y tế giữa 63 Sở Y tế, 63 Cơ quan BHXH, 1.356 bệnh viện các tuyến, 704 cơ quan bảo hiểm xã quận/huyện, 704 trung tâm y tế huyện, 710 trung tâm y tế cơ quan xí nghiệp và 11.105 trạm y tế xã phường.

Về các giải pháp giao thông thông minh, Viettel hướng tới mục tiêu quản lý hơn 36,6 triệu phương tiện giao thông, trong đó có trên 1,9 triệu xe ô tô và trên 34 triệu xe mô tô, với các sản phẩm tích hợp đồng bộ. Điển hình như hệ thống thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên đường cao tốc và quốc lộ, các dịch vụ giám sát hành trình ô tô (Vtracking), giám sát chống trộm xe máy (SmartMotor)…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Viettel sẵn sàng cho cuộc cách mạng về quản lý đô thị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO