Vingroup trao gần 40 tỷ đồng học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ

Tuấn Trần| 24/11/2020 15:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF), thuộc Tập đoàn Vingroup, đã trao tặng 293 suất học bổng trị giá gần 40 tỷ đồng cho các học viên, nghiên cứu sinh trong các lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).

Vingroup trao gần 40 tỷ đồng học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ - Ảnh 1.

Học bổng Tiến sĩ trị giá 150 triệu đồng/năm; học bổng Thạc sĩ trị giá 120 triệu đồng/năm được trao cho 293 sinh viên cao học, nghiên cứu sinh xuất sắc năm 2020.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Vingroup trao học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao cho đất nước. Trước đó, vào năm 2019, VinIF đã trao tặng gần 160 suất học bổng trị giá 23 tỷ đồng cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh. Trong đó, nhiều học viên đã hoàn thiện chương trình và trở thành các giảng viên, nghiên cứu viên trẻ làm việc tại nhiều đơn vị lớn trong nước và quốc tế.

Học bổng Tiến sĩ trị giá 150 triệu đồng/năm; học bổng Thạc sĩ trị giá 120 triệu đồng/năm được trao cho 293 sinh viên cao học, nghiên cứu sinh xuất sắc năm 2020. Cụ thể, VinIF trao mới 95 suất học bổng Tiến sĩ và 127 suất học bổng Thạc sĩ, đồng thời tiếp tục cấp học bổng năm 2020 cho 71 sinh viên cao học và nghiên cứu sinh đã được nhận học bổng năm 2019.

Tiêu chí nhận học bổng VinIF là các học viên cao học và nghiên cứu sinh phải có kế hoạch học tập, hướng nghiên cứu cụ thể và có ý nghĩa, ưu tiên các ứng viên đã có những giải thưởng, thành tích nghiên cứu khoa học công nghệ trong vòng 2 năm trước khi nộp hồ sơ. Quy trình tuyển chọn ứng viên là quy trình mở, cạnh tranh, minh bạch. Các chuyên gia đánh giá hồ sơ gồm hơn 80 giáo sư, tiến sĩ có uy tín và kinh nghiệm tại các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam. Các hồ sơ được thẩm định bởi Hội đồng xét chọn của Quỹ trước khi công bố chính thức.

Sau các vòng đánh giá, từ 577 hồ sơ, 293 học viên cao học và nghiên cứu sinh xuất sắc nhất đã được nhận học bổng, chuyên ngành học là các lĩnh vực mũi nhọn đang được các trường đại học, viện nghiên cứu tập trung đầu tư như Toán, Vật lý - Vật liệu, Hóa học, Sinh học, Y - Y sinh - Dược, Điện - Điện tử - Viễn thông, Xây dựng - Giao thông - Cơ khí, Tự động hóa, Công nghệ thông tin, Tài nguyên - Môi trường - Địa chất... Trong đó, nhiều ứng viên có thành tích đặc biệt ấn tượng với những công bố khoa học quốc tế, đạt nhiều giải thưởng quốc gia, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học. Một số ứng viên là sinh viên nghèo vượt khó, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên đạt kết quả học tập và thành tích nghiên cứu tốt.

Phát biểu tại lễ trao học bổng, Giáo sư Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup - Tập đoàn Vingroup) cho biết: "Thay vì tốn chi phí mua các sản phẩm của nước ngoài với giá cao, Việt Nam cần có một nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa khoa học công nghệ Việt tiến xa và bền vững hơn. Vì thế, VinIF luôn nỗ lực hết sức để đồng hành cùng đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ, các cán bộ nghiên cứu khoa học. 293 suất học bổng hôm nay chính là vì mục tiêu đó".

Nghiên cứu sinh Phạm Đình Nguyện, giảng viên trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) - đại diện nhận học bổng Tiến sỹ ngành Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa chia sẻ: "Tôi rất vinh dự khi được VinIF lựa chọn trao học bổng. Đây là nguồn động lực về cả vật chất và tinh thần để chúng tôi có thể toàn tâm, toàn ý cho các công trình, dự án khoa học, vững tâm theo đuổi giấc mơ trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi mong muốn chương trình sẽ được mở rộng và lan tỏa mạnh mẽ, góp phần chắp cánh cho đội ngũ nghiên cứu cũng như thúc đẩy sự phát triển khoa học côn nghệ tại Việt Nam".

Ngoài hỗ trợ học bổng, Quỹ VinIF còn xây dựng các chương trình Tài trợ các dự án khoa học công nghệ, hợp tác đào tạo thạc sĩ và tài trợ cho các hội nghị, hội thảo khoa học công nghệ… nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ nước nhà.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Vingroup trao gần 40 tỷ đồng học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO