Chính phủ số

Vĩnh Long cải cách hành chính hướng tới sự nghiệp đổi mới

PV 27/10/2024 15:30

Hiện nay trên toàn tỉnh Vĩnh Long công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời và thường xuyên. Qua đó, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của các cơ quan đơn vị đã góp phần thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra.

Thực hiện nghiêm đánh giá tác động cải cách thủ tục hành chính

Phát triển cùng sự nghiệp đổi mới đất nước tỉnh Vĩnh Long đã và đang thực hiện triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 của Chính phủ và kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 – 2025. Công tác chỉ đạo điều hành cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời và thường xuyên. Qua đó, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của các cơ quan đơn vị góp phần thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra.

images2193914_bvl_ad.jpg
Tỉnh Vĩnh Long đã và đang thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động TTHC

Hiện nay tỉnh Vĩnh Long đã và đang thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động TTHC trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo nhiệm vụ được Luật, Nghị quyết của Quốc hội giao. Trong trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để thực hiện biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Vĩnh Long cũng thường xuyên nắm bắt, rà soát các vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh đề xuất các Bộ, ngành Trung ương và Văn phòng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật kịp thời. Đồng thời tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp trong xây dựng văn bản giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính, cơ quan thẩm định, bảo đảm việc đề xuất các chính sách pháp luật, thủ tục hành chính cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả.

Tháng 8/2024 tỉnh đã thông qua phương án đơn giản hóa 03 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long. Lũy kế đến thời điểm báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 12 Quyết định công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, số TTHC nội bộ mới ban hành là 36 TTHC, sửa đổi, bổ sung 05 TTHC. Cũng trong tháng 8, tỉnh không có thực thi phương án phân cấp trong giải quyết TTHC theo Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tỉnh Vĩnh Long tiếp tục tăng cường thực hiện đẩy mạnh cải cách TTHC cấp phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế tình trạng yêu cầu người dân nộp phiếu lý lịch tư pháp. Các sở, ban, ngành tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh không có yêu cầu người lao động phải nộp phiếu lý lịch tư pháp trừ những trường hợp yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định pháp luật.

Tỉnh tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến như: Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến so với xử lý hồ sơ giấy, ưu tiên giải quyết, trả kết quả trước hạn đối với dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra, đối với việc triển khai thí điểm một số dịch vụ công trực tuyến không tiếp nhận hồ sơ giấy, một số ngày không tiếp nhận hồ sơ giấy, tỉnh thực hiện đánh giá kết quả triển khai thí điểm.

Thực hiện giải pháp chuyển đổi trong thực hiện TTHC

Hiện nay toàn tỉnh Vĩnh Long cũng đã triển khai, thực hiện giải pháp chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Theo đó, UBND tỉnh giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng phục vụ, minh bạch trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC. Cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ về định danh, xác thực điện tử. Thông báo, hướng dẫn trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh về việc chuyển đổi tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia sang VNeID.

Đồng thời tiếp nhận 21 phản ánh, kiến nghị (PAKN) gửi trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trong đó, có 18 PAKN đã công khai kết quả, còn 03 PAKN chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết (chưa có kết quả).

Song song đó, tỉnh cũng đã thực hiện kết nối giữa hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với các hệ thống thông tin, CSDL khác như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Hệ thống đăng ký với bưu điện (VNPost); Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp; Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch; Hệ thống quản lý đất đai (VILIS); Hệ thống đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống phần mềm đăng ký giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến và cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội; Hệ thống dịch vụ công liên thông Đề án 06/CP; Nền tảng thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống dịch vụ công lĩnh vực đường bộ trong nước; Hệ thống dịch vụ công thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Dịch vụ công trực tuyến cấp mã số cho đơn vị có quan hệ ngân sách; Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Cơ sở dữ liệu thuế và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho doanh nghiệp.

Tích hợp chức năng đăng nhập và xác thực toàn bộ qua cổng dịch vụ công quốc gia, sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ về định danh, xác thực điện tử.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành việc kết nối kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ứng dụng những công nghệ mới

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC năm 2024, Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 và ban hành các văn bản đôn đốc, chỉ đạo trong công tác kiểm soát TTHC ở địa phương; Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 03/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Tổ chức triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Theo đó ban hành các văn bản đôn đốc, chỉ đạo trong công tác kiểm soát TTHC ở địa phương và ban hành kịp thời các Quyết định công bố danh mục TTHC khi nhận được Quyết định công bố TTHC của cơ quan Trung ương ban hành và phê duyệt, cập nhật kịp thời, đầy đủ quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với Sở Nội vụ tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ công tác CCHC, kiểm soát TTHC, pháp chế và văn thư, lưu trữ cho các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, cập nhật, công khai các TTHC đã công bố lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC tại Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và tiếp tục cập nhật, kết nối, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định.

images2194133_bvl_2.jpeg
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến tổ chức, cá nhân về lợi ích của việc thực hiện giải quyết TTHC.

Giải quyết các TTHC cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện, đúng quy trình, đúng pháp luật, công khai, minh bạch, ngăn ngừa tối đa những phiền hà, sách nhiễu có thể xảy ra trong quá trình giải quyết TTHC. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp rà soát, nghiên cứu, đề xuất các TTHC thực hiện liên thông và phát hiện những TTHC còn chưa phù hợp để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thực hiện tốt việc công khai các thông tin về TTHC, đảm bảo công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác, rõ ràng, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin TTHC và theo dõi tình hình giải quyết TTHC.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến tổ chức, cá nhân về lợi ích của việc thực hiện giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã; Tuyên truyền có hiệu quả để cá nhân, tổ chức hiểu được sự tiện ích trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích khi thực hiện TTHC trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số để liên thông dữ liệu nhằm hạn chế tối đa các giấy tờ mà người dân, doanh nghiệp phải xuất trình và rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC; Ứng dụng những công nghệ mới để mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trong tương lai. Đồng thời, nghiên cứu và đề xuất đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp.

Thường xuyên vận hành và khai thác hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và hộp thư điện tử tiếp nhận phản ánh, kiến nghị đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị kịp thời, đúng quy định.

Thực hiện chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ về định danh, xác thực điện tử.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT phổ biến công cụ RIA cho cán bộ xây dựng văn bản pháp luật
    RIA là công cụ hỗ trợ để “lượng hóa” được những tác động đối với các đối tượng bị điều chỉnh, từ đó hạn chế những quy định kém hiệu quả, giảm tác động xấu đến kinh tế xã hội nói chung cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
  • ‏Coolmate huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B
    Ngày 30/10, Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
  • Phát triển nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí để thu hút trẻ là “thách thức lớn”
    Nội dung số lành mạnh là một trong những biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận thức, tránh xa mặt tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, để có những sản phẩm nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí và thu hút trẻ là "một thách thức lớn".
  • Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân
    Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
  • Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số để xây dựng xã hội số
    Thực tế cho thấy số lượng cá nhân có chữ ký số so với quy mô dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn dù tỷ lệ này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây. Vì thế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đang trở nên cấp bách để xây dựng xã hội số.
  • Tập trung xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên dữ liệu số
    Tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ số với chủ đề “Đà Nẵng - thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới” mới đây, các nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số, phát triển tài nguyên dữ liệu số, hình thành hệ sinh thái dịch vụ công trực tuyến.
  • Bốn nguy cơ an toàn bảo mật của ngành ngân hàng
    Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ mới như AI, blockchain và phát triển dịch vụ tài chính số hóa, giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, ngành tài chính ngân hàng cũng đối mặt với thách thức lớn về bảo mật thông tin.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Gen AI “made in Việt Nam”
    Sự xuất hiện và bùng nổ của AI tạo sinh (Gen AI) trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi khi cho thấy nỗ lực ứng dụng công nghệ này một cách toàn diện từ cấp chính phủ cho tới doanh nghiệp, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới.
  • Giải pháp phát hiện và ngăn chặn ransomware 24/7 trong thời kỳ CĐS ngân hàng
    Tấn công mạng, đặc biệt là ransomware, đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nơi được coi là huyết mạch của nền kinh tế mỗi quốc gia.
  • Kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc
    Kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng đào tạo AI, thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo về ứng dụng AI trong khu vực tư nhân.
Vĩnh Long cải cách hành chính hướng tới sự nghiệp đổi mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO