VNPT hỗ trợ các địa phương ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Quỳnh Chi| 21/09/2021 14:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Phát huy thế mạnh là một trong những nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, VNPT đang đồng hành cùng các địa phương trung du và miền núi phía Bắc trong việc chuyển đổi số một cách mạnh mẽ, hiệu quả.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp viễn thông hàng đầu

Từ năm 2019, VNPT và Ủy ban Dân tộc đã cùng phối hợp triển khai đề án tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025.

Với thỏa thuận hợp tác này, VNPT là đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ, sản phẩm phần mềm, tích hợp công nghệ thông tin – viễn thông (CNTT-VT) trên cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực sẵn có của mình để triển khai hiệu quả các ứng dụng CNTT-VT trong lĩnh vực công tác dân tộc. 

Bên cạnh đó, hai bên sẽ cùng phối hợp triển khai Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025". 

Mục tiêu của đề án này chính là hoàn thiện các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự; Hoàn thiện hệ thống ứng dụng CNTT-VT trên thiết bị di động thông minh hỗ trợ phổ biến đường lối chính sách, pháp luật; các ứng dụng hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm họa, cứu hộ cứu nạn vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh còn lại; Hoàn thiện các ứng dụng CNTT-VT cho đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực y tế hỗ trợ chẩn đoán, khám, chữa bệnh từ xa các vùng biên giới hải đảo; Xây dựng hệ thống An ninh, bảo mật đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Dân tộc.

VNPT hỗ trợ các địa phương ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS - Ảnh 1.

VNPT là một trong những Tập đoàn viễn thông hàng đầu tại Việt Nam.

Ngoài ra nhằm phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, VNPT và Ủy ban Dân tộc cũng phối hợp thực hiện Dự án "Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc trên 53 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương". Trong đó, hai bên sẽ cùng triển khai thu thập, điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thành phố, thực hiện số hóa dữ liệu dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng hệ thống phần mềm ...

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu như hiện nay thì chuyển đổi số để ứng dụng CNTT tạo ra giá trị gia tăng, hiệu quả cho tổ chức, doanh nghiệp là xu thế tất yếu. VNPT đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành nhà cung cấp các sản phẩm dịch vụ số hiện đại, tích cực góp phần vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế số của đất nước.

VNPT đã làm chủ nhiều công nghệ lõi, nghiên cứu và phát triển các giải pháp số phục vụ khách hàng bộ, ban, ngành, tổ chức doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả. Chẳng hạn như phòng họp không giấy tờ (VNPT-eCabinet), Trục liên thông văn bản Quốc gia, Hội nghị truyền hình trực tuyến (VNPT Meeting), Lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây (VNPT Smart Cloud) …

Phát triển hạ tầng viễn thông

Tại một số địa phương miền núi phía Bắc, nơi cư trú của đông đảo bà con dân tộc thiểu số, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển hạ tầng viễn thông là chìa khóa giúp địa phương có những sự thay đổi, tiếp cận với công nghệ trong mọi hoạt động.

Tại tỉnh Sơn La, VNPT đã xây dựng cơ sở hạ tầng và phát sóng khoảng 700 trạm di động 2G/3G/4G, nâng tổng số trạm BTS của VNPT tại đây lên con số 957 trạm. Trong đó, nhiều trạm được xây dựng tại các xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện: Quỳnh Nhai, Vân Hồ, Bắc Yên, Sốp Cộp... nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. VNPT cũng đã thực hiện bổ sung, cáp quang hóa đến 90% số xã, mạng truyền số liệu chuyên dụng đã và đang phục vụ các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tại 100% các đơn vị hành chính trên địa bàn toàn tỉnh.  Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện VNPT-HIS hiện đã được triển khai tại 8 bệnh viện trong tỉnh và 183/204 trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Đặt dấu chân lên khắp vùng Tây Bắc, VNPT cũng đã nhanh chóng xây dựng 1.000 trạm BTS (311 trạm 2G, 391 trạm 3G, 298 trạm 4G - số liệu tính đến hết năm 2020) ở Lào Cai.  Sóng di động VinaPhone đã phủ sóng 152/152 xã/ phường/thị trấn, VinaPhone 4G đã phủ sóng hết thành phố Lào Cai và các Trung tâm huyện thị, các khu vực tập trung dân cư của 1.542/1.569 thôn, bản, tổ dân phố của tỉnh và đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của 222.402 thuê bao di động, 70.198 thuê bao internet băng rộng di động; đối với hạ tầng truyền dẫn, doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng cáp quang đến 1.024/1.569 thôn, bản, tổ dân phố tương đương 65%; đảm bảo cung cấp dịch vụ cho 46.495 thuê bao FTTH.

VNPT hỗ trợ các địa phương ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS - Ảnh 2.

VNPT lắp đặt trạm thu, phát sóng BTS đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa.

Cùng các địa phương đẩy mạnh chính quyền điện tử

Bên cạnh việc phát triển hạ tầng viễn thông, VNPT còn đồng hành với nhiều địa phương trong việc triển khai chính quyền điện tử. Những lợi ích căn bản mà chính quyền điện tử đã mang lại, đó là: Làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan và chính quyền các cấp; tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước được nâng lên. Tại các địa phương miền núi, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, xây dựng chính quyền điện tử cũng là góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện cho người dân trong các thủ tục nhà nước, tiêu biểu như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, bảo hiểm xã hội…

Tuy nhiên, để xây dựng được chính quyền điện tử, các địa phương cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các phần mềm công nghệ thông tin phải được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại từ tỉnh đến xã. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng, trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc, phương tiện làm việc hiện đại tại trung tâm phục vụ hành chính công, bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp khi đến giải quyết thủ tục hành chính.

Đồng hành cùng tỉnh Lào Cai trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, sau 05 năm (2014-2020) VNPT đã hỗ trợ tỉnh này đạt được những thành tựu bước đầu.

Các giải pháp CNTT của VNPT đã Lào Cai áp dụng để đẩy nhanh tiến độ các hạng mục trong tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh như: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, cổng du lịch tỉnh Lào Cai, phần mềm quản lý lưu trú trực tuyến cho Công an tỉnh Lào Cai. Hệ thống phần mềm công trực tuyến Lào Cai VNPT i-Gate đã triển khai đồng bộ đến 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã. Hiện, phần mềm quản lý văn bản và điều hành VNPT i-Office cơ bản được triển khai tại 119 đơn vị cấp tỉnh, 9 UBND các huyện, thành phố cùng các đơn vị trực thuộc và 152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn…

VNPT hỗ trợ các địa phương ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS - Ảnh 3.

Lào Cai bứt phá trong xây dựng chính quyền điện tử.

Còn tại tỉnh Phú Thọ, VNPT đã triển khai có hiệu quả các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử tại tỉnh Phú Thọ. Trong đó, VNPT xây dựng đồng bộ hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành (VNPT-Office) trong các cơ quan nhà nước của tỉnh, bảo đảm kết nối liên thông từ tỉnh đến cấp xã. Đến nay, 100% sở, ban, ngành, UBND các cấp đều thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số, thay thế văn bản giấy. Đáng chú ý, tỷ lệ văn bản điện tử gửi, nhận trên hệ thống dùng chung của tỉnh đạt khoảng 95% trên tổng số văn bản gửi nhận giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh.

Hệ thống cổng dịch vụ công và một cửa điện tử hoạt động ổn định, góp phần giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp được thông suốt. Tính đến tháng 2-2020, 100% thủ tục hành chính đã được cung cấp trên hệ thống; có 176.804 hồ sơ đã tiếp nhận, giải quyết được 172.460 hồ sơ, đạt tỷ lệ 97,5% hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn.

Có thể nói, với sự hỗ trợ của VNPT, nhiều địa phương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về công nghệ thông tin và viễn thông. Đó là nền tảng quan trọng để góp phần nâng cao đời sống của người dân, nhất là đồng bào DTTS tại khu vực phía Bắc.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ
    TikTok thông báo rằng họ đang "trong quá trình" khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Mỹ. Động thái diễn ra chỉ hơn 12 giờ sau khi TikTok ngừng cung cấp dịch vụ để chuẩn bị đối phó với lệnh cấm.
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
Đừng bỏ lỡ
VNPT hỗ trợ các địa phương ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO