Doanh nghiệp số

VNPT phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia

Công ty CNTT VNPT 14/10/2024 08:15

Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng số quốc gia đồng bộ, hiện đại phục vụ Chính phủ số là xu hướng nhiều nước trên thế giới đã và đang theo đuổi thực hiện.

Tóm tắt:
- Tập đoàn VNPT đã xây dựng “Chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035” với mục tiêu ưu tiên
phát triển các công nghệ mới, hiện đại theo từng giai đoạn, làm nền tảng hỗ trợ và đón đầu xu thế như:
+ Hạ tầng cáp quang tới từng hộ gia đình, cung cấp Internet băng thông rộng đến 100% các xã trên toàn quốc;
+ Mở rộng mạng băng rộng cố định FTTx tới hơn 10 triệu thuê bao; triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập quang thế hệ mới (NGPON) tốc độ cao lên tới 10 Gbps - gấp 04 lần so với công nghệ GPON hiện đang sử dụng.
+ Sóng Vinaphone 4G đến 98% dân số; thử nghiệm hạ tầng di động 5G và dự kiến đến năm 2025 triển khai thương
mại 3.000 trạm 5G tại tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước.
- VNPT không ngừng sáng tạo, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ mới 4.0, các nền tảng công nghệ AI: SmartBiO, Smartvoice, SmartRPA..., các nền tảng công nghệ VNPT GIS Platform...
- Tập đoàn VNPT đã khẳng định vị thế đi đầu và được đánh giá là một trong những nhà mạng có hạ tầng số tốt nhất
tại Việt Nam.
- Từ nay đến năm 2025, VNPT tiếp tục hoàn thiện triển khai 10 nền tảng CNTT quy mô cấp quốc gia, 05 CSDL quan trọng phục vụ Chuyển đổi số quốc gia cũng như cung cấp hệ sinh thái các dịch vụ số.

Mỗi quốc gia có chiến lược khác nhau để đạt được đích đến thành công trên hành trình chuyển đổi số, giúp thay đổi tổng thể và toàn diện cách thức làm việc và phương thức sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tập đoàn VNPT đã xây dựng “Chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035” với mục tiêu ưu tiên phát triển các công nghệ mới nhằm đáp ứng tốt nhất quá trình chuyển đổi số quốc gia, phục vụ Chính phủ số và người dân.

Xây dựng chiến lược và tầm nhìn dài hạn

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm và nhấn mạnh về tính thiết yếu và bắt buộc phải chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng số, chính là hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số. Chính phủ đã ban hành Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu nhằm đưa Hạ tầng số của Việt Nam phát triển cùng nhịp với các nước phát triển trên thế giới, trở thành động lực phát triển cho cả nền kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu này, Tập đoàn VNPT đã xây dựng “Chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035” với mục tiêu ưu tiên phát triển các công nghệ mới, hiện đại theo từng giai đoạn, làm nền tảng hỗ trợ và đón đầu xu thế.

Về phát triển hạ tầng và dịch vụ số, VNPT luôn ưu tiên các nguồn lực để mở rộng mạng lưới, lưới, triển khai hạ tầng số đến các khu vực cả đô thị đến vùng sâu, vùng xa. Hiện VNPT đã đầu tư phát triển mạng dịch vụ số bao gồm hạ tầng cáp quang tới từng hộ gia đình, cung cấp Internet băng thông rộng đến 100% các xã trên toàn quốc; mở rộng mạng băng rộng cố định FTTx tới hơn 10 triệu thuê bao; sóng Vinaphone 4G đến 98% dân số; thử nghiệm hạ tầng di động 5G và dự kiến đến năm 2025 triển khai thương mại 3.000 trạm 5G tại tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước.

vnpt-1.png

Tập đoàn VNPT cũng là nhà mạng đầu tiên ở Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập quang thế hệ mới (NGPON) tốc độ cao lên tới 10 Gbps - gấp 04 lần so với công nghệ GPON hiện đang sử dụng.

Ngoài ra, VNPT tiếp tục trang bị công nghệ GPON để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là sử dụng chủng loại thiết bị truy nhập OLT dung lượng nhỏ, dễ triển khai tại các khu vực vùng sâu/vùng xa, biên giới/hải đảo kết hợp với công nghệ băng rộng di động 4G/5G để xóa bỏ khoảng cách về tiếp cận băng thông rộng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia và nâng cao điều kiện tiếp cận học tập từ xa, y tế từ xa...tại các khu vực hiện còn khó khăn về giao thông và hạ tầng viễn thông - CNTT, hạ tầng số.

VNPT cũng đã triển khai phát sóng thử nghiệm vùng phủ 5G Vinaphone tại 16 tỉnh/thành phục vụ các hoạt động trải nghiệm công nghệ mới của khách hàng. Ứng dụng các giải pháp công nghệ, Refarm tần số 2G/3G cho 4G và kết hợp triển khai tối ưu hóa mạng vô tuyến, mở rộng vùng phủ sóng, nâng cao năng lực mạng tại các tỉnh/ thành. Năm 2023, trải nghiệm khách hàng về tốc độ mạng 4G Vinaphone được đánh giá là có tốc độ Data tốt nhất Việt Nam theo các tổ chức đánh giá độc lập toàn cầu (Opensignal, Speedtest).

Với mục tiêu nâng cao chất lượng mạng lưới sẵn sàng phục vụ các ứng dụng, dịch vụ chất lượng cao AR/VR, truyền hình hội nghị, Video độ phân giải chất lượng cao 4K/8K... và truyền tải 5G, Tập đoàn VNPT đã tăng cường đầu tư mở rộng mạng truyền tải băng rộng Core VN2 và MAN-E thế hệ mới hỗ trợ đầy đủ các công nghệ hiện đại. Dung lượng kết nối Internet quốc tế kịp thời được mở rộng, kết hợp với các hệ thống Cache lưu trữ nội dung cho các nhà cung cấp dịch vụ lớn như Google, Tiktok, Facebook, Akamai... kết nối trực tiếp với mạng IP của VNPT, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí kết nối quốc tế.

Đẩy mạnh nghiên cứu triển khai ứng dụng và công nghệ mới

Song song với cung cấp hạ tầng viễn thông, VNPT không ngừng sáng tạo, nghiên cứu và làm chủ các công nghệ mới 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) cho phép người dùng chia sẻ, phát triển và sử dụng dịch vụ thuận tiện.

vnpt-3.png
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham quan khu trình chiếu Hệ sinh thái số của VNPT.

Thử nghiệm ứng dụng các công nghệ mạng và hạ tầng mạng viễn thông mới như 5G, CRAN, NB- IoT, công nghệ mạng truyền tải segment routing; nghiên cứu, tiến tới làm chủ các công nghệ trong phát triển thiết bị theo chuẩn OpenRAN, công nghệ quang thế hệ mới XGS-PON, ảo hóa thiết bị vOLT. Những năm qua VNPT đã từng bước làm chủ và xây dựng các nền tảng công nghệ AI: SmartBiO, Smartvoice, SmartRPA..., các nền tảng công nghệ VNPT GIS Platform...

Ngày 25/10/2023, VNPT khai trương Trung tâm dữ liệu (IDC) thứ 8 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là trung tâm có quy mô và công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam, được VNPT đầu tư các công nghệ hiện đại nhất, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

IDC Hòa Lạc có tổng diện tích sử dụng 23.000m2 sàn, quy mô 2.000 tủ rack, lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Trung tâm đã đạt chứng chỉ Uptime Tier III cho hạng mục thiết kế (TCDD), xây dựng lắp đặt (TCCF) và sắp tới là chứng chỉ về vận hành (TCOS). Các thiết bị trong IDC được cung cấp bởi các hãng nổi tiếng tới từ các nước G7.

vnpt-2.png
Trung tâm dữ liệu IDC Hoà Lạc có quy mô và công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam hiện nay.

IDC Hòa Lạc có khả năng kết nối mạng siêu tốc, trung bình 2Gbps/rack đối với kết nối trong nước và 0.5 Gbps/rack với kết nối mạng quốc tế, nhờ vào lợi thế là nhà mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam của VNPT.

Đáng chú ý, VNPT IDC Hòa Lạc còn được trang bị dự phòng N+1 bảo đảm vận hành an toàn và liên tục ngay cả khi sửa chữa, bảo trì, giúp dịch vụ của khách hàng không gặp bất kỳ gián đoạn nào. Đặc biệt, hệ thống giám sát an ninh theo 6 lớp bảo mật từ ngoài vào trong Data Hall đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp bảo đảm an toàn dữ liệu của khách hàng ở mức cao nhất.

Nỗ lực phát triển hạ tầng số thông minh, an toàn, bền vững và không ngừng hoàn thiện, Tập đoàn VNPT đã đạt được nhiều thành tựu, khẳng định vị thế đi đầu và được đánh giá là một trong những nhà mạng có hạ tầng số tốt nhất tại Việt Nam.

Từ nay đến năm 2025, VNPT tiếp tục hoàn thiện triển khai 10 nền tảng CNTT quy mô cấp quốc gia, 05 CSDL quan trọng phục vụ Chuyển đổi số quốc gia cũng như cung cấp hệ sinh thái các dịch vụ số, thể hiện rõ vai trò tiên phong và chủ lực trong xây dựng Chính phủ số, nền Kinh tế số và Xã hội số ở Việt Nam, góp Cphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dòng chảy chung của thế giới.

(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 7 tháng 7/2024)

Bài liên quan
  • Tuổi trẻ VNPT với công cuộc chuyển đổi lần hai của ngành Thông tin và Truyền thông
    Với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), chuyển đổi số (CĐS) là định hướng chiến lược, là nhiệm vụ quan trọng nhất cần được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, lực lượng lao động trẻ - những đoàn viên thanh niên chính là những nhân tố tiên phong trong việc tổ chức triển khai, ứng dụng các chương trình CĐS.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
VNPT phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO