WHO sẽ ra mắt ứng dụng COVID-19 cho các nước có nguồn lực hạn chế

Việt Đức| 11/05/2020 17:48
Theo dõi ICTVietnam trên

WHO có kế hoạch ra mắt một ứng dụng trong tháng 5 này để cho phép mọi người ở các quốc gia có nguồn lực hạn chế đánh giá xem họ có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.

WHO sẽ ra mắt ứng dụng COVID-19 cho các nước có nguồn lực hạn chế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

WHO cũng đang được cho là xem xét tính năng theo dõi tiếp xúc gần dựa trên Bluetooth.

Bernardo Mariano, giám đốc truyền thông của WHO cho biết ứng dụng sẽ hỏi mọi người về các triệu chứng của họ và đưa ra hướng dẫn về việc họ có thể mắc COVID-19, căn bệnh có khả năng gây tử vong hay không. Các thông tin khác, như cách kiểm tra, sẽ được cá nhân hóa theo quốc gia của người dùng.

Ông Mariano cũng cho biết WHO sẽ phát hành ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng toàn cầu, đồng thời bất kỳ chính phủ nào cũng có thể sử dụng nền tảng công nghệ của ứng dụng này, thêm tính năng và phát hành phiên bản của riêng mình trên các cửa hàng ứng dụng.

Ấn Độ, Australia và Vương quốc Anh đã phát hành các ứng dụng theo dõi COVID-19 chính thức bằng công nghệ riêng của họ, với các tính năng phổ biến bao gồm thông báo cho mọi người biết có nên kiểm tra dựa trên các triệu chứng của họ hay không và ghi lại hoạt động đi lại của người dùng để cho phép truy tìm tiếp xúc hiệu quả hơn.

Một số quốc gia đang tăng cường truy tìm dấu vết tiếp xúc, hoặc quá trình tìm kiếm, xét nghiệm và cách ly các cá nhân giao tiếp với một cá nhân nhiễm virus. Đây được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định có mở cửa trở lại nền kinh tế hay không.

WHO hy vọng ứng dụng của mình sẽ thu hút sự quan tâm ở các quốc gia khác, bao gồm một số ở Nam Mỹ và châu Phi, nơi số ca nhiễm mới đang gia tăng. Những nước này có thể thiếu công nghệ và kỹ sư để phát triển ứng dụng hoặc đang gặp khó khăn trong xét nghiệm./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
WHO sẽ ra mắt ứng dụng COVID-19 cho các nước có nguồn lực hạn chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO