Windows ứng dụng machine learning để quyết định thời điểm cập nhật phần mềm bắt buộc

Phạm Thu Trang, Mai Linh, Lâm Thị Nguyệt| 27/07/2018 21:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Phiên bản mới nhất của Microsoft là Windows 10 luôn gây ra sự khó chịu cho người sử dụng vì chính sách khó trì hoãn cập nhật các phần mềm bắt buộc. Tuy nhiên với ưu điểm của công nghệ máy học, nó sẽ sớm nhận biết được liệu người dung có đang thực sự sử dụng máy tính khi tiến hành cập nhật hay không.

Năm 2017, Microsoft đã giới thiệu một tùy chọn có chức năng nhắc lại để hỏi người dùng có thực sự muốn Windows tiến hành cập nhật hay không. Năm nay, Microsoft cho biết họ đã thực hiện một trình toán mới nhằm tối ưu hóa từng phần trong quá trình cập nhật dù trực tuyến hay ngoại tuyến, hay nói đơn giản là tăng tốc quá trình cập nhật. Theo The Verge, Microsoft đã xây dựng một “mô hình dự đoán” để nghiên cứu thói quen của người dùng từ đó quyết định thời điểm thích hợp để tiến hành cập nhật.

Trong một bài đăng trên blog, bà Dona Sarkar - Giám đốc Windows Insider của Microsoft và Chuyên gia cao cấp Brandon LeBlanc đã viết về mô hình mới nhằm phản hồi những lời chỉ trích của người dùng về chính sách buộc phải cập nhật của hãng.

“Chúng tôi đã lắng nghe các bạn, và để giải toả sự khó chịu này, nếu bạn có một bản update đang chờ xử lý, chúng tôi đã cập nhật logic khởi động để sử dụng một hệ thống mới có khả năng thích nghi hơn và chủ động hơn. Chúng tôi đã “huấn luyện” một mô hình dự đoán có thể dự đoán chính xác thời điểm thích hợp để khởi động lại thiết bị. Điều này có nghĩa là trước khi khởi động lại thiết bị, chúng tôi không chỉ kiểm tra xem bạn có đang sử dụng thiết bị không mà còn dự đoán có phải bạn chỉ tạm thời rời đi lấy một tách cà phê và sẽ quay lại tiếp tục làm việc ngay”.

Sarkar và LeBlanc cho biết thêm rằng Microsoft đã thử mô hình mới này trong nội bộ và có "những kết quả đầy hứa hẹn”. Bản cập nhật hiện có sẵn cho những người tham gia thử nghiệm Windows Insider trước khi chính thức phát hành.

Mặc dù người dùng Windows 10 liên tục phàn nàn rằng họ bị gián đoạn giữa công việc hoặc khi quay trở lại máy tính thì nó đã tắt mà không lưu dữ liệu, thì các cập nhật bắt buộc vẫn diễn ra hàng ngày. Do đó một phương án đối phó chính là phần lớn người dùng sẽ chỉ chấp nhận các cập nhật quan trọng hoặc đơn giản hơn là bỏ qua yêu cầu cập nhật. (Đây là cái giá của việc chia sẻ một hệ điều hành nối mạng với hàng triệu người ít am hiểu công nghệ). Quan điểm ngược lại cho rằng các bản cập nhật bắt buộc đôi khi hủy hoại thiết bị hoặc buộc người dùng phải chấp nhận dù họ đã từ chối cập nhật, hoặc thậm chí là cái cớ để buộc người dùng chấp nhận những phần mềm được cài đặt sẵn trước của nó.

Điều này giống như một nỗ lực để giải quyết những phàn nàn người dùng mặc dù các khiếu nại về các bản cập nhật bắt buộc có lẽ sẽ vẫn tiếp tục trừ khi Microsoft chịu nhượng bộ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương đại lý dịch vụ công trực tuyến đầu tiên tại Hà Nội
    Việc thúc đẩy hoạt động mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền số, nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến, hướng tới mục tiêu 80% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2025.
  • Các ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2025 của Liên hợp quốc
    Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres giữa tháng 1/2025 đã trình bày các ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2025 của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, nêu bật vấn đề thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức và bất ổn chưa từng thấy.
  • Kiến nghị hỗ trợ cơ quan báo chí ổn định, tiếp nhận nhân sự
    Trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, công tác báo chí nói chung và thông tin tuyên truyền đối ngoại đã thực hiện đầy đủ những định hướng cơ bản và trọng tâm,… được dư luận báo chí nước ngoài chú ý, quan tâm, nhìn nhận Việt Nam là “con rồng nhỏ” của khu vực và thế giới.
  • Từ Stargate đến DeepSeek: Tương lai của AI và quyền riêng tư dữ liệu
    DeepSeek đã gây ra địa chấn với giới công nghệ khi tuyên bố chatbot R1 của họ có khả năng ngang bằng với các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của Mỹ, nhưng với chi phí thấp hơn nhiều. Điều này đã mang lại những tác động lớn đối với các công ty công nghệ lớn nói riêng và tương lai của AI nói chung.
  • ‏FPT ‏‏tại Nhật Bản‏‏ ‏ hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2027‏
    ‏Nhật Bản -‏‏ thị trường xuất khẩu ‏‏dịch vụ CNTT‏‏ quan trọng nhất của FPT, chính thức ‏‏vượt‏‏ mốc doanh thu 500 triệu USD. Từ đó đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu trở thành thị trường tỷ đô vào năm 2027.‏
Đừng bỏ lỡ
Windows ứng dụng machine learning để quyết định thời điểm cập nhật phần mềm bắt buộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO