Xây dựng các Hệ thống Thông tin, cần làm rõ những khái niệm cơ bản (P2)

03/11/2015 20:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Các HTTT luôn hướng đến phục vụ công tác Quản lý - Điều hành hoạt động nào đó của một tổ chức, tức phục vụ việc hỗ trợ ra quyết định. Mỗi HTTT luôn phải có các CSDL RT. Việc xây dựng các CSDL loại này đòi hỏi những quy trình hình thành, thu gom, quản lý, khai thác, kiểm soát các nguồn thông tin một cách nghiêm ngặt.

4.Cấu trúc HT TTKT TP HCM, nội dung thông tin kinh tế và công nghệ cơ bản nên sử dụng để tạo lập, duy trì bền vững HT TTKT TP HCM

Tầng 1 của HT TTKT được giới hạn như vừa bàn sẽ chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp và một số tổ chức khác, sẽ nói đến sau. Chúng tôi tạm giả thiết tập hợp các doanh nghiệp nói đến ở đây là tập hợp các công ty. Trong quá trình hoạt động của các công ty có rất nhiều thông tin sẽ phát sinh. Với một số công ty đã có các HTTT của mình thì khá nhiều những thông tin phát sinh đó đã được tổ chức thành các CSDL của doanh nghiệp. Có lẽ những cơ quan quản lý và điều hành hệ thống hoạt động kinh tế của TP HCM (ở nhiều cấp mà cao nhất là UBND TP) sẽ không cần và không thể có mọi thông tin trong các HTTT của từng doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là để quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế nói chung mà hạt nhân là các doanh nghiệp thì các cơ quan thành phố cần những thông tin nào trong các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp? Cần trả lời rõ ràng câu hỏi này thì mới có thể đề xuất các giải pháp thích hợp để tổ chức thu thập thông tin từ hoạt động của doanh nghiệp để đưa vào các CSDL hạt nhân của HT TTKT.

Chúng tôi chỉ tạm lấy một loại thông tin để làm thí dụ.

Giả sử các cơ quan quản lý yêu cầu luôn nắm được tình trạng nộp thuế của từng doanh nghiệp, từ đó có thể tạo ra rất nhiều đánh giá về hiệu quả sản xuất -kinh doanh của doanh nghiệp, của nhóm doanh nghiệp bất kỳ (theo ngành, theo từng địa phương như quận - huyện, ...) và nhờ đó sẽ có các quyết định quan trọng.

Hiện tại, hiển nhiên những thông tin loại này đã được Cục Thuế TP quản lý một phần. Chúng ta cần trả lời những câu hỏi như:

1.Những thông tin về thuế của từng doanh nghiệp mà Cục Thuế đang nắm giữ là những thông tin gì? Tình trạng cập nhật ra sao (tính đầy đủ, tính kịp thời...)?

2.HT TTKT có cần lưu giữ toàn bộ những thông tin về thuế của các doanh nghiệp mà Cục Thuế đang có không, hay chỉ là một phần, hay chỉ một phần nhưng xét tổng thể thì lại vẫn chưa đủ, chưa kịp thời?

3.Nếu tính đầy đủ và tính kịp thời chưa đạt yêu cầu thì HT TTKT cần những yêu cầu thông tin có chất lượng cao hơn như thế nào?

4.Có nên có một số thông tin về hoạt động thuế của doanh nghiệp được thu trực tiếp từ các HTTT của doanh nghiệp, tức không qua trung gian Cục Thuế, về HT TTKT không? Nếu có thì là những thông tin gì? Thủ tục ra sao?

5.Những thông tin về hoạt động đóng thuế của doanh nghiệp được giao cho Cục Thuế đảm trách rồi trích chuyển một phần cần thiết theo quy định về HT TTKT thì thực hiện việc này thế nào, đặc biệt là cơ chế kiểm tra sẽ như thế nào?

Với mọi loại thông tin khác trong HT TTKT đều phải làm rõ những vấn đề đại loại như với thông tin thuế vừa nêu.

Bản thân Cục Thuế vừa là ở tầng 1 (vì có thể được xem là một loại chủ thể phát sinh thông tin kinh tế trong HT TTKT) và vừa ở tầng 2, tầng 3 với vai trò quản lý thông tin và với vai trò sử dụng thông tin để tham gia quản lý và đều hành hoạt động kinh tế thành phố trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nhiều tổ chức khác như Sở KHĐT, Sở Công Thương, các UBND quận huyện, thậm chí phường xã,. cũng có vị trí như Cục Thuế. Chính UBND TP cũng vậy. Đó là cơ quan quản lý - điều hành cao nhất các hoạt động kinh tế TP, do đó vị trí chính là ở tầng 3, nơi sử dụng TTKT chủ yếu của TP. Tuy nhiên, cấp UBND cũng phát sinh rất nhiều TTKT và cần được chuyển vào HT TTKT. Với tất cả các cơ quan này, việc quan trọng là cũng phải xác định thật rõ các loại TTKT phát sinh khi các tổ chức đó hoạt động và quan trọng hơn nữa là các thủ tục kiểm soát sự phát sinh, lưu trữ vào các CSDL TTKT trong HT TTKT đối với các loại thông tin này.

Hệ Thống Thông tin Kinh tế TP HCM mà chúng ta bàn ở đây sẽ có cấu trúc cơ bản như Hình 2.

III.KẾT LUẬN

Qua các trình bày trên, nhất là việc nghiên cứu tình huống HT TTKT TP HCM, chúng ta đã làm rõ:

Hai nhóm CSDL thường gặp hiện nay: nhóm các CSDL TK hay CSDL PR và nhóm các CSDL QĐ hay CSDL RT.

Các TTTT thường có nhiều các CSDL PR với mục tiêu phục vụ chính là đáp ứng những nhu cầu tham khảo, nghiên cứu, học tập. Xây dựng các TTTT nói chung không có gì phức tạp.

Các HTTT luôn hướng đến phục vụ công tác Quản lý - Điều hành hoạt động nào đó của một tổ chức, tức phục vụ việc hỗ trợ ra quyết định. Mỗi HTTT luôn phải có các CSDL RT. Việc xây dựng các CSDL loại này đòi hỏi những quy trình hình thành, thu gom, quản lý, khai thác, kiểm soát các nguồn thông tin một cách nghiêm ngặt. Công nghệ rất quan trọng và hiệu quả để triển khai và duy trì những HTTT là công nghệ BPM. Với mỗi HTTT cần có CIO, hoặc cơ quan CIO đủ trình độ và quyền hạn./.

Tài liệu tham khảo

[1].TRẦN ĐÌNH QUẾ, NGUYỄN MẠNH SƠN, “Phân tích và thết kế HTTT”(tài liệu giảng dạy của Học Viện BCVT).
[2].UBND TP HCM, “QĐ 5852/QĐ-UBND phê duyệt chương trình xây dựng HTTTchuyên ngành” ngày 16/11/2012.
[3].NGUYỄN TRỌNG, “CNTT hỗ trợ điều hành doanh nghiệp”, Tạp Chí “Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông”, kỳ II, tháng 7/2013.
[4].NGUYỄN TRỌNG, “Ai có thể là CIO cho hệ thống thông tin “Số Định Danh Công Dân”?”, Tạp Chí “Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông”, kỳ II, tháng 9/2013.
[5].NGUYỄN TRỌNG, “Về lộ trình kiến tạo và duy trì bền vững Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế TP HCM”, Báo cáo tại Hội Thảo “Hình thành và xây dựng cơ sở dữ liệu cho Mạng Thông tin Kinh tế”, TP HCM 12/2013.

TS. Nguyễn Trọng

(TCTTTT Kỳ 2/1/2014)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng các Hệ thống Thông tin, cần làm rõ những khái niệm cơ bản (P2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO