Theo một báo cáo nghiên cứu của Hội đồng chính sách kinh doanh toàn cầu, đây là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC - Global Financial Crisis), nền kinh tế toàn cầu đang trên đà tăng trưởng đồng bộ. Triển vọng tích cực diễn ra khi nền kinh tế toàn cầu trải qua một sự phục hồi theo chu kỳ, phản ánh sự gia tăng chung về hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất và thương mại.
Tiến sĩ Razeen Sally, Phó giáo sư thỉnh giảng tại Trường Chính sách công Lee Kuan Yew, tin rằng xu hướng đang trên đà tăng trưởng này là một tín hiệu tốt cho các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại, đặc biệt là trong khu vực ASEAN, khi sự gia tăng thương mại quốc tế sẽ gia tăng đầu tư cố định, dây chuyền sản xuất tiên tiến để gia tăng nhập khẩu và xuất khẩu trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ cao hơn. Thị trường trong khu vực ASEAN đã tăng trưởng ổn định ở mức 5% trong vài năm qua; đây là một dấu hiệu của sự phục hồi trên toàn cầu.
Tại Diễn đàn Outlook khu vực, ông Manu Bhaskaran, thành viên của Centennial Group International, một công ty tư vấn chiến lược toàn cầu hàng đầu cũng chia sẻ sự đồng thuận với những dự đoán này.
Các nhân tố đe dọa sự tăng trưởng kinh tế
Mặc dù có những triển vọng lạc quan, triển vọng phục hồi chỉ có vẻ hợp lý trong ngắn hạn và trung hạn. Tiến sĩ Sally và ông Manu đã chỉ ra rằng một số xu hướng kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của sự phục hồi này trong dài hạn.
Trên quy mô quốc tế, các cường quốc chủ yếu đã rút khỏi toàn cầu hoá, dẫn đến các chính sách bảo hộ có thể cản trở việc thuận lợi hóa thương mại và hạn chế dòng chảy xuyên biên giới của hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và nhân lực. Chiến lược đầu tiên của ông Trump tại Mỹ và Brexit của Anh từ Liên minh châu Âu (EU) là hai tín hiệu rõ ràng về hiện tượng này. Ông Manu tin rằng chế độ thương mại toàn cầu đang bị đe dọa từ việc gia tăng bảo hộ. Ông trích dẫn một tình huống: nước Mỹ có thể thất vọng vì sự bất lực của mình trong việc ngăn chặn sự phát triển hạt nhân tại Triều Tiên, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Trung với những tác động có thể có đối với chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Những biện pháp bảo hộ đã phát sinh cùng với sự mất cân bằng tài chính ở một số nền kinh tế lớn. Ví dụ, theo Thời báo Tài chính, dưới sự dẫn dắt của ông Trump, nước Mỹ đã bắt tay vào những nỗ lực như đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico, và một thỏa thuận thương mại riêng với Hàn Quốc. Những sáng kiến này nhằm mục đích mang công việc sản xuất trở lại Hoa Kỳ, đồng thời giảm thâm hụt đối với cán cân thương mại với các quốc gia đó. Những biện pháp này có thể có ảnh hưởng lớn đối với hệ thống thương mại toàn cầu.
Một ví dụ quan trọng khác về sự mất cân bằng tài chính trong một nền kinh tế lớn cũng được Tiến sĩ Sally chỉ ra chính là là cuộc khủng hoảng nợ ở Trung Quốc. Kết quả của các chính sách tiền tệ và tín dụng đã khiến thặng dư nợ của Trung Quốc chiếm 250% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cuộc khủng hoảng nợ của Trung Quốc đã đặt ra một câu hỏi khác về hậu quả kinh tế lâu dài đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trong nước, tính bền vững của các nền kinh tế phụ thuộc vào năng suất của đất nước. Điều thú vị là, trong khi nền kinh tế toàn cầu đã có sự bùng nổ, chỉ số năng suất lại phản ánh sự suy giảm. Tiến sĩ Sally nhấn mạnh rằng xu hướng giảm năng suất sẽ tiếp tục tồn tại. Theo một báo cáo của Hội đồng chính sách kinh doanh toàn cầu, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFT – total factor productivity) được dự đoán đạt khoảng 1,2% đến năm 2022, thấp hơn một nửa so với mức tăng trưởng trung bình 2,7% trong những năm trước. Sự suy giảm này là do một loạt các vấn đề từ đầu tư thấp trong kinh doanh, chi tiêu cơ sở hạ tầng không đầy đủ, lực lượng lao động bị lão hóa, làm chậm sự mở rộng của chuỗi giá trị toàn cầu. Với xu hướng này, tăng trưởng trung và dài hạn có thể bị ảnh hưởng. Để tránh khỏi những rủi ro của năng suất thấp, các nhà hoạch định chính sách cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cấp kỹ năng, đầu tư và phát triển để thúc đẩy tăng trưởng năng suất.
Duy trì tăng trưởng tại Đông Nam Á
Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới cần phải nhận định được xu hướng trong môi trường kinh tế vĩ mô và hợp tác để giải quyết những vấn đề này cùng với nhau để duy trì sự phục hồi toàn cầu trong dài hạn. Trong khu vực ASEAN, cải cách cơ cấu và các hiệp định thương mại đa phương cũng rất quan trọng để đối phó với những thách thức này.
Trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng về các thỏa thuận thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định toàn diện và tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tiến sĩ Sally tin rằng điều quan trọng là các quốc gia phải tham gia vào các sáng kiến ủng hộ thị trường, ủng hộ thương mại và ủng hộ toàn cầu hoá này để bảo vệ và thúc đẩy tự do hóa. Nhìn chung, những điều này sẽ khiến khu vực ASEAN ở một vị trí tốt để duy trì sự phục hồi kinh tế.
Kết luận
Trong khi triển vọng chung có chiều hướng tích cực, và sự tăng trưởng của ASEAN đã được duy trì trong vài năm qua, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực không nên ngủ quên trên chiến thắng của mình. Tăng trưởng kinh tế là một phần của sự phục hồi theo chu kỳ, và để duy trì sự tăng trưởng này trong dài hạn, cải cách cơ cấu và các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại đa phương là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro của sự suy thoái. Những cải cách và hợp tác xuyên biên giới này cũng sẽ làm tăng cơ hội kinh doanh và tăng thu nhập, dẫn đến tăng trưởng kinh tế về tổng thể.