Diễn đàn

“Xử lý hiệu quả vi phạm bản quyền trực tuyến sẽ giúp Việt Nam nâng cao uy tín, thu hút đầu tư”

THỰC HIỆN: MỸ HẠNH (ẢNH: TRẦN HẢI) 07:28 05/07/2023

Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ cao về vi phạm bản quyền trực tuyến và có thể phải chịu tổn thất tới 20% doanh thu của ngành công nghiệp nội dung.

Trong chuyến công tác tại Việt Nam, ông Jan Van Voorn-Phó Chủ tịch Điều hành, Giám đốc Bảo vệ Nội dung Toàn cầu của Liên minh Sáng tạo và Giải trí (thuộc Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ) đã trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân về vấn đề vi phạm bản quyền nội dung kỹ thuật số cùng những kinh nghiệm quốc tế nhằm giảm thiểu tình trạng này.

anh-1-ong-jan-1376.jpeg
Phó Chủ tịch điều hành, Giám đốc Bảo vệ Nội dung Toàn cầu của Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE) Jan Van Voorn.

Phóng viên: Xin ông chia sẻ về sự ra đời và phát triển của Liên minh Sáng tạo và Giải trí?

Ông Jan Van Voorn: Liên minh Sáng tạo và Giải trí (Alliance For Creativity and Entertainment - ACE) là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2017 với mục đích có thêm nhiều thành viên để cùng chung tay ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bùng nổ các dịch vụ phát trực tuyến bất hợp pháp, các nguồn nội dung vi phạm bản quyền lan tràn trên môi trường internet.

Đến nay, Liên minh Sáng tạo và Giải trí đã đại diện cho hơn 50 công ty truyền thông và giải trí lớn toàn cầu (như: Netflix, Amazon, AppleTV, Disney, HBO, BBC…) cũng như nhiều nhà sản xuất nội dung ở châu Âu, các nước Mỹ Latin, để cùng nhau làm việc với các cơ quan có thẩm quyền và trao đổi vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung.

Năm 2012, khi tôi bắt đầu làm việc cho Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ, chúng tôi đã có những hoạt động chống vi phạm bản quyền, như chống in sao, kinh doanh đĩa lậu (DVD, video)…

Nhận thấy còn có nhiều cá nhân, tổ chức khác cũng có nhu cầu chống vi phạm bản quyền, tuy nhiên hoạt động còn riêng lẻ và chồng lấn, Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE ra đời để kết nối và hỗ trợ một cách hiệu quả hơn.

Từ 26 thành viên ban đầu, đến nay, Liên minh Sáng tạo và Giải trí đã đại diện cho hơn 50 công ty truyền thông và giải trí lớn toàn cầu (như: Netflix, Amazon, AppleTV, Disney, HBO, BBC…) cũng như nhiều nhà sản xuất nội dung ở châu Âu, các nước Mỹ Latin, để cùng nhau làm việc với các cơ quan có thẩm quyền và trao đổi vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung.

Sau 6 năm, hiện nay Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE có đội ngũ toàn cầu với 140 nhân sự trên mọi lĩnh vực, như luật sư, điều tra viên, cựu cảnh sát, chuyên gia phân tích… để bảo đảm khả năng giải quyết nhiều vấn đề trong chống vi phạm bản quyền.

ndo_br_anh-2-dai-dien-ace-chia-se-thong-tin-voi-phong-vien-va-dai-dien-bo-4t-7766.jpeg
Đại diện ACE trao đổi với phóng viên trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Việt Nam.

Phóng viên: Trong 6 năm qua, Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE đã đạt được nhiều thành quả, khi hàng nghìn đường dây website lậu bị chặn trên khắp thế giới, trong đó có cả những trang web lậu ở Việt Nam (trường hợp của USTVGO). Ông có thể chia sẻ lý do nào đã góp phần những thành công đó? Và kinh nghiệm, công cụ nào có thể áp dụng hữu hiệu tại thị trường Việt Nam?

Ông Jan Van Voorn: Chúng tôi sử dụng các chiến lược, giải pháp linh hoạt, không chỉ áp dụng riêng các biện pháp xử lý truyền thống như làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, xử lý hình sự, xử lý dân sự… Với mục tiêu đóng cửa vĩnh viễn các website vi phạm, tránh tình trạng đóng trang này thì trang khác được lập mới, từ năm 2018, chúng tôi có thêm giải pháp “knock and talk” (gõ cửa và nói chuyện).

Qua điều tra độc lập trong phạm vi có thể và tìm ra người vận hành trang web lậu, đại diện Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE sẽ gặp trực tiếp và làm việc với họ.

Đối tượng mà chúng tôi hướng tới là những người vi phạm nghiêm trọng nhất, vận hành website phi pháp có lượng truy cập lớn nhất. Nếu thỏa thuận qua “knock and talk” không hiệu quả, tổ chức mới chuyển hồ sơ đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền đề nghị hỗ trợ.

Dù vậy, chỉ có 5% trong hàng trăm vụ việc mà Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE đã xử lý phải đưa lên cấp cao hơn, còn 95% vụ việc đều đã được giải quyết thành công.

Bên cạnh đó, Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE còn áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức của người dùng cuối (người xem phim hoặc truy cập web). Chẳng hạn, khi đóng cửa được một trang web lậu, chúng tôi sẽ thu quyền điều hành và sử dụng công nghệ để khi người xem truy cập trang này sẽ được điều hướng đến trang web chính thức của chúng tôi, với nội dung giải thích về tác hại khi dùng web lậu.

Một cách khác là phối hợp với các nghệ sĩ, người nổi tiếng để tuyên truyền, quảng bá. Thí dụ, tại Philippines, chúng tôi mời những diễn viên, ca sĩ, KOLs… nổi tiếng ký cam kết không xem nội dung vi phạm bản quyền, tham gia các đoạn phim kêu gọi những các fan của họ cũng làm như vậy.

Ngoài ra, cuộc chiến chống vi phạm bản quyền không thể thiếu sự tham gia của các tổ chức trung gian như nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), đơn vị quảng cáo, thanh toán trực tuyến…

Phóng viên: Từ những nghiên cứu, khảo sát của Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE, ông đánh giá như thế nào về mức độ vi phạm bản quyền nội dung số ở Việt Nam hiện nay?

Ông Jan Van Voorn: Chúng tôi đã có thông tin về một số dịch vụ phát trực tuyến vi phạm bản quyền nằm trong số các web lậu phổ biến nhất thế giới được vận hành tại Việt Nam. Chẳng hạn trang web có tên miền zoro.to. Đây là trang cung cấp miễn phí phim hoạt hình (anime) không bản quyền, không cần đăng ký tài khoản. Theo SimilarWeb, zoro.to xếp hạng thứ 160 trên thế giới và xếp thứ 6 trong các dịch vụ phát và chương trình TV trực tuyến ở Hoa Kỳ.

Việc xử lý hiệu quả các trang web lậu vi phạm bản quyền sẽ giúp nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và làm tăng nguồn đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giải trí, phát thanh và truyền hình.

Cần nói thêm rằng chúng tôi luôn cố gắng giải quyết các vụ việc vi phạm bản quyền trong khả năng và tầm ảnh hưởng của mình, không chỉ bởi chúng tôi đại diện cho những công ty lớn, mà còn vì mong muốn bảo vệ quyền và lợi ích của các công ty, đơn vị sản xuất nội dung nhỏ hơn trên toàn thế giới. Và không chỉ có phim ảnh, Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE còn hoạt động để bảo vệ bản quyền tất cả những nội dung khác trên môi trường số, như thể thao, truyền hình thực tế…

Vì vậy, trong lần này, Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để làm việc và đề xuất hợp tác, phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam (như: Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; cùng một số doanh nghiệp như K+, FPT và BHD).

Vì vậy, trong lần này, Liên minh Sáng tạo và Giải trí ACE được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để làm việc và đề xuất hợp tác, phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam (như: Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; cùng một số doanh nghiệp như K+, FPT và BHD).

Việc xử lý hiệu quả các trang web lậu vi phạm bản quyền sẽ giúp nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và làm tăng nguồn đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giải trí, phát thanh và truyền hình.

Phóng viên: Như vậy, chống vi phạm bản quyền có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội? Ông có thông điệp nào muốn gửi tới các chủ sở hữu quyền cũng như người dùng ở Việt Nam không?

Ông Jan Van Voorn: Chúng tôi cho rằng, thông điệp cốt lõi là “vi phạm bản quyền ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nội dung và nền kinh tế sáng tạo”.

Theo các nghiên cứu, tình trạng vi phạm bản quyền có thể khiến Việt Nam chịu tổn thất ít nhất 20% doanh thu tiềm năng của ngành công nghiệp nội dung. Đây là mất mát rất lớn và không chỉ ảnh hưởng đến một vài công ty, mà nó kéo theo những hệ lụy lớn hơn, như doanh nghiệp không thể tái đầu tư cho nội dung, thị trường lao động suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến chính người tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn liên quan đến các hoạt động phi pháp như rửa tiền, trốn thuế, phát tán mã độc...

Với bối cảnh hiện nay, vi phạm bản quyền nội dung số ở một nước sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước khác và ngược lại. Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp địa phương nhìn nhận và có cách xử lý theo hướng toàn cầu. Mục tiêu và nhiệm vụ của chúng tôi thời gian tới là mở rộng tới các khu vực trên thế giới với nhiều thành viên hơn. Ở châu Á, đã có 3 công ty xin gia nhập.

Kết nạp thêm thành viên từ Việt Nam cũng điều chúng tôi cũng mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Theo nhandan.vn
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
“Xử lý hiệu quả vi phạm bản quyền trực tuyến sẽ giúp Việt Nam nâng cao uy tín, thu hút đầu tư”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO