Xu thế ứng dụng công nghệ số vào tất cả các hoạt động của báo chí
Báo chí không nằm ngoài trục xoay của công cuộc chuyển đổi số toàn diện hiện nay. Giờ đây, chuyển đổi số được xem là sự tiếp cận bắt buộc để thay đổi theo luồng vận động mới của thời cuộc. Ngày 6/4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định số 348/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chuyển đổi số báo chí sẽ trở thành xu thế tất yếu ở tất cả các cơ quan báo chí trong tương lai. Chuyển đổi số báo chí là quá trình ứng dụng công nghệ số vào tất cả các hoạt động của báo chí, từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ nội dung. Mục tiêu của chuyển đổi số báo chí là nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh của báo chí trong bối cảnh kỷ nguyên số, thay đổi cách tòa soạn hoạt động nhằm cung cấp những giá trị lớn hơn cho các khách hàng mà tòa soạn ấy phục vụ.
Chuyển đổi số báo chí bao gồm việc sử dụng công nghệ số để sản xuất nội dung, phân phối trên các nền tảng như website, mạng xã hội, ứng dụng điện thoại, tạo ra các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số báo chí là một quá trình khó khăn và đầy thách thức, nhưng đây là xu hướng tất yếu mà báo chí cần phải thực hiện để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số hiện nay.
Việc ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ như Ai, IoT, Big data... trong các sản phẩm báo chí đa nền tảng, báo chí dữ liệu, báo chí di động, giúp tạo ra các sản phẩm thông minh, phù hợp hơn với người dùng.
Đến nay, ở nước ta có 29 tờ báo mạng điện tử độc lập. Hầu hết cơ quan báo in, phát thanh, truyền hình đều có báo mạng điện tử. Báo chí số ra đời nhờ công nghệ số hóa dữ liệu và môi trường Internet, với những thế mạnh mà các loại hình báo chí truyền thống không có được, như: Tính cập nhật tức thì, tính siêu liên kết, siêu tương tác, siêu lưu trữ, tính đa phương tiện (đa ngôn ngữ).
Năm 2016, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện. Những thành tựu vượt trội như dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật kết nối (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) của Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng vào lĩnh vực báo chí, đưa báo chí bước vào giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số.
Báo chí chuyển đổi số không đơn giản chỉ là số hóa dữ liệu và nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động báo chí, mà là sự thay đổi toàn diện hoạt động báo chí: Từ mô hình tòa soạn, tổ chức bộ máy, quy trình sản xuất, phát triển nội dung, phương thức tác nghiệp, tiếp thị công chúng, quản lý dữ liệu, văn hóa tòa soạn, đến hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí.
Một trong những kết quả của chuyển đổi số báo chí là sự xuất hiện phổ biến các mô hình truyền thông mới: “Tòa soạn hội tụ”, “Báo chí đa phương tiện”, “Báo chí đa nền tảng”, “Báo chí di động”, “Báo chí mạng xã hội”... Nhiều tờ báo in, chương trình phát thanh, truyền hình cũng dịch chuyển lên nền tảng Internet. Cùng với đó, công nghệ kỹ thuật hiện đại cho phép nhà báo sáng tạo thêm nhiều hình thức truyền thông hấp dẫn: Megastory, infographics, long form, data journalism, media, lens, podcast, video... Chuyển đổi số báo chí cũng giúp lãnh đạo cơ quan báo chí thay đổi phương thức quản trị nội bộ tòa soạn, quản trị quy trình xuất bản, quản trị dữ liệu, quản trị tương tác công chúng... dựa trên phần mềm kỹ thuật số
Năm 2016, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện. Những thành tựu vượt trội như dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật kết nối (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) của Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng vào lĩnh vực báo chí, đưa báo chí bước vào giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số.
Báo chí chuyển đổi số không đơn giản chỉ là số hóa dữ liệu và nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động báo chí, mà là sự thay đổi toàn diện hoạt động báo chí: Từ mô hình tòa soạn, tổ chức bộ máy, quy trình sản xuất, phát triển nội dung, phương thức tác nghiệp, tiếp thị công chúng, quản lý dữ liệu, văn hóa tòa soạn, đến hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí.
Một trong những kết quả của chuyển đổi số báo chí là sự xuất hiện phổ biến các mô hình truyền thông mới: “Tòa soạn hội tụ”, “Báo chí đa phương tiện”, “Báo chí đa nền tảng”, “Báo chí di động”, “Báo chí mạng xã hội”... Nhiều tờ báo in, chương trình phát thanh, truyền hình cũng dịch chuyển lên nền tảng Internet. Cùng với đó, công nghệ kỹ thuật hiện đại cho phép nhà báo sáng tạo thêm nhiều hình thức truyền thông hấp dẫn: Megastory, infographics, long form, data journalism, media, lens, podcast, video... Chuyển đổi số báo chí cũng giúp lãnh đạo cơ quan báo chí thay đổi phương thức quản trị nội bộ tòa soạn, quản trị quy trình xuất bản, quản trị dữ liệu, quản trị tương tác công chúng... dựa trên phần mềm kỹ thuật số.
Tại Việt Nam, ngày 5/1/2021, Báo Thanh Niên trở thành đơn vị tiên phong ứng dụng AI. Đến nay, nhiều tờ báo Việt Nam cũng đã khai thác AI, nhưng ở mức sơ khai. Tiếp nối dòng báo chí AI, ngày 30/11/2022, công nghệ ChatGPT (Phát minh bởi công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI, Mỹ) ra đời, mở ra cơ hội, đồng thời cũng là thách thức to lớn hơn cho báo chí. Mathias Doepfner, lãnh đạo tập đoàn truyền thông Axel Springer (Đức) đã tuyên ngôn, ChatGPT có thể tạo nên một cuộc cách mạng thông tin và cho rằng: “Chỉ những cơ quan tạo ra được nội dung gốc xuất sắc nhất mới có thể tồn tại”.
Như vậy, báo chí số vẫn là “lõi” của báo chí chuyển đổi số. Thực chất của báo chí chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động báo chí, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông.
Để làm được nhiều việc cho chuyển đổi số tờ báo của mình, trước hết người đứng đầu cơ quan báo chí phải được học, được đào tạo bởi các chuyên gia chuyển đổi số, từ giảng viên công nghệ, từ các cơ sở đào tạo. Vùng kiến thức dành cho lãnh đạo cơ quan báo chí nên bao gồm: Kiến thức về báo chí chuyển đổi số (công nghệ, kỹ thuật, dự báo); Kiến thức về quản trị báo chí chuyển đổi số (xây dựng chiến lược báo chí chuyển đổi số; Quản trị nội dung; Quản trị tòa soạn chuyển đổi số; Quản trị nhân lực báo chí chuyển đổi số; Quản trị kinh tế báo chí chuyển đổi số; Quản trị văn hóa tòa soạn chuyển đổi số; Quản trị an ninh báo chí chuyển đổi số; Nghệ thuật lãnh đạo và quản lý báo chí chuyển đổi số; Khai thác, quản lý dữ liệu công chúng báo chí số và khai thác nguồn thu từ công chúng số).
Chuyển đổi số thách thức nhà báo phải làm được nhiều điều khác biệt. Công nghệ chỉ là đòn bẩy, còn làm thế nào để tạo được dấu ấn, để mỗi tờ báo mang bản sắc riêng, không bị hòa lẫn trong "dàn đồng ca" thông tin xuôi chiều mới là bản chất. Do đó, để tác nghiệp được báo chí chuyển đổi số, nhà báo phải “chuyển đổi số toàn diện”, nghĩa là đạt được nhiều phẩm chất, kỹ năng: Kỹ năng sử dụng công nghệ làm báo digital; Kỹ năng khai thác, kiểm chứng thông tin số; Kỹ năng sáng tạo và tổ chức sản phẩm báo chí đa phương tiện; Kỹ năng hợp tác liên ngành; Kỹ năng khai thác, xử lý tài nguyên dữ liệu số; Kỹ năng bảo mật thông tin số; Kỹ năng làm việc với IA, ChatGPT; Có văn hóa và đạo đức phù hợp với tác nghiệp trong môi trường số.
Ngày 6/4/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nhà báo; Hỗ trợ phát triển nền tảng số quốc gia cho báo chí. Tuy vậy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực báo chí chuyển đổi số của Nhà nước là giải pháp cấp bách. Tương lai báo chí chuyển đổi số còn dài, sẽ tiến triển qua nhiều chu kỳ, chắc chắn trở thành xu thế tất yếu ở tất cả cơ quan báo chí, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một nguồn lực cho báo chí chuyển đổi số toàn diện, thực chất, bài bản. Trách nhiệm đó thuộc về các cơ sở đào tạo báo chí.