10 cách thành phố thông minh sẽ tái cấu trúc nền kinh tế

Trương Khánh Hợp, Lâm Thị Nguyệt| 12/02/2019 10:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi các thiết bị bắt đầu trở nên thông minh hơn, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến một hệ sinh thái thông minh hơn của các thiết bị. Sự mở rộng của sự phát triển như vậy tạo thành một thứ gọi là thành phố thông minh - Cả một thành phố sử dụng thiết bị điện tử để đảm bảo cho toàn bộ khu vực hoạt động với hiệu suất cao.

10 Ways Smart Cities Will Restructure The Economy

Sự phát triển như vậy chắc chắn có nghĩa là các công nghệ hiện tại cần phải được nâng cấp, để có thể đáp ứng các thông số kỹ thuật và nhu cầu của hệ thống. Chi phí đầu tư và lãnh đạo của một thành phố hoặc một quốc gia có trách nhiệm thực hiện đầu tư.

Giống như bất cứ thứ gì con người đầu tư vào, nếu nó không đem lại bất kỳ giá trị hữu hình nào, tiền bạc sẽ bị lãng phí, cả của chính phủ và người dân sống trong thành phố.

Tuy nhiên, các thành phố trên khắp thế giới đang tiến tới tầm nhìn thông minh. Điều đó có nghĩa là có những lợi ích kinh tế thực sự khi trải qua quá trình chuyển đổi sang một thành phố thông minh. Vì vậy, hãy xem những lợi ích kinh tế nào gắn liền với việc thực hiện thành công một thành phố thông minh.

1. Tự động hóa dẫn đến việc tiết kiệm chi phí

Mục tiêu đằng sau tự động hóa là giảm bớt sự tham gia của con người vào một nhiệm vụ cụ thể, từ đó giảm chi phí cũng như sai sót. Đây không chỉ là một dự đoán cho tương lai, vì các thành phố đã cho thấy những lợi ích thực sự của tự động hóa.

Trở lại năm 2014, thành phố Barcelona đã tiết kiệm được hơn 75 triệu euro chỉ bằng cách tự động hóa một số tài nguyên nhất định của thành phố như nước, điện v.v... bằng cách sử dụng IoT. Bây giờ trong năm 2018, các công nghệ của thành phố đã trở nên thông minh hơn và quản lý mọi thứ tốt hơn.

Rất nhiều những tiến bộ đi kèm với sự ra đời của các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo. Không còn nghi ngờ gì nữa, con người sẽ thấy ngày càng nhiều công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo trong các thành phố thông minh của hiện tại và tương lai.

2. Đảm bảo hiệu quả

Điều gì làm cho một thành phố thông minh làm việc hiệu quả hơn một thành phố bình thường? Làm thế nào việc sử dụng một loạt các cảm biến có thể làm được điều đó?

Những câu hỏi này sẽ xuất hiện trong tâm trí của nhiều người khi chủ đề về khía cạnh hiệu quả của các thành phố thông minh được đưa ra thảo luận.

Gia tăng hiệu quả có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn; tuy nhiên, có một ý tưởng đơn giản có thể được thực hiện để gia tăng hiệu quả - giảm tổn thất. Đây là những gì các cảm biến của các thành phố thông minh thực hiện, và không giống như con người, chúng không yêu cầu bất kỳ thời gian nghỉ ngơi nào.

Chúng có thể làm việc 24/7, 365 ngày một năm, theo dõi, thu thập dữ liệu và liên lạc với một hệ thống khác để đảm bảo rằng tài nguyên của một thành phố được sử dụng mà không bị tổn thất; và do đó, mang lại hiệu quả cao hơn.

3. Giảm thiểu rủi ro, giảm thiệt hại

Giảm thiệt hại trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc giảm thiểu rủi ro hoàn toàn là một cách khác mà một thành phố có thể sử dụng để cắt giảm chi phí. Thành phố thông minh sử dụng các cảm biến có khả năng phát hiện sự bất thường trong khi nghiên cứu các khu vực nhạy cảm hoặc nguồn tài nguyên của một thành phố.

Bằng cách này, chúng có thể thông báo cho chính quyền nếu có bất kỳ chỉ số nào vượt quá hoặc thấp hơn giới hạn làm việc an toàn. Điều này có hiệu quả giúp thành phố theo dõi mọi vấn đề, và nếu có sự bất thường, chính quyền có thể hành động nhanh chóng và ngăn chặn tình trạng khủng hoảng leo thang.

Trong trường hợp xảy ra thảm họa, các cảm biến xung quanh thành phố sẽ thu thập dữ liệu về thảm họa và gửi chúng để xử lý trong thời gian thực. Điều này giúp kiểm soát thiệt hại.

4. Chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống có nghĩa là các vấn đề về sức khỏe, hạnh phúc và sự thoải mái. Mục tiêu cuối cùng của một thành phố thông minh là cung cấp điều kiện sống tốt nhất cho bất kỳ ai sống trong thành phố.

Bằng cách mang lại công nghệ tốt nhất đi kèm với sự thoải mái, công dân của một thành phố có cuộc sống được cải thiện hơn nhiều so với những nơi không có các cơ sở như vậy. Điều này làm tăng tinh thần chung của một thành phố, dẫn đến sự gia tăng của hạnh phúc tổng thể.

Do đó, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn về chính thành phố, đồng thời nỗ lực cải thiện nó hơn nữa.

5. Sự kết nối

Cấu trúc giữ mọi thứ lại với nhau trong một thành phố thông minh chính là sự kết nối. Người dân và các thiết bị của họ kết nối và hợp tác trong các dự án khác nhau, mà cuối cùng dẫn đến sự cải thiện của toàn xã hội.

Thành phố thông minh cho phép một môi trường như vậy. Internet tốc độ cao, lưới điện và các tiện nghi hiện đại luôn có sẵn. Điều đó có nghĩa là người dân có nhiều không gian hơn để mở rộng sự sáng tạo và có các công cụ thích hợp để làm việc đó.

Thực tế là mọi thứ từ cảm biến hoặc thiết bị giám sát điện tử trong thành phố thông minh đều được kết nối với nhau hoặc với các máy chủ. Điều này cũng cải thiện hiệu suất của một thành phố thông minh, từ đó đóng góp cho nền kinh tế.

6. Thu hút nhân tài

Khi các thành phố thông minh cung cấp cho công dân của mình quyền truy cập vào các điều kiện sống an toàn hơn, hạnh phúc hơn, việc nhiều người sẽ muốn chuyển đến các thành phố như vậy là điều đương nhiên. Điều này sẽ cho phép các thành phố thông minh thu hút được nhiều nhân tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có một sự kết hợp dân số lành mạnh.

Nền kinh tế cũng sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng khi ngày càng nhiều người sẽ làm việc trong các thành phố thông minh, đồng thời cũng gia tăng tổng sản phẩm quốc nội.

7. Hệ sinh thái thông minh, bền vững hơn

Các thành phố thông minh quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững và điều này thể hiện ở việc chúng chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Ví dụ, thị trấn thông minh Fujisawa với hơn 1000 ngôi nhà ở Nhật Bản đã giảm tới 70% lượng khí thải carbon chỉ bằng cách chuyển sang hệ thống chạy bằng năng lượng mặt trời. Đây chắc chắn là điều mà mọi thành phố thông minh sẽ theo đuổi trong tương lai.

8. Giao thông thông minh

Các chuyên gia đã thảo luận về cách giảm tổn thất cũng có thể khiến nền kinh tế phát triển. Dataflog phát hiện ra rằng các thành phố lớn có thể tiết kiệm tới 800 tỷ đô la mỗi năm bằng cách giới thiệu các tính năng giao thông thông minh cũng như tối đa hóa hệ thống giao thông để làm giảm vấn đề tắc nghẽn.

Điều này cũng sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại vì chúng ta dành khá nhiều thời gian bị kẹt xe khi không có gì để làm ngoài việc lãng phí thời gian và nhiên liệu.

9. Tòa nhà thông minh

Với những cải tiến mới trong công nghệ, như cửa sổ thông minh, các tòa nhà sẽ không chỉ là những cấu trúc được làm bằng gạch và vữa. Chúng sẽ được kết nối với nhau và thậm chí tạo ra năng lượng.

Chúng sẽ hỗ trợ quá trình tạo dựng sự bền vững, đồng thời bổ sung vào nền kinh tế hàng ngày.

10. Dữ liệu lớn

Vì các thành phố thông minh thu thập thông tin về cư dân của họ, dữ liệu này có thể được sử dụng cho mục đích phân tích trong thương mại. Chính phủ có thể bán dữ liệu này cho các công ty, những người sau đó sẽ sử dụng dữ liệu này để tạo ra các kỹ thuật tiếp thị tốt hơn và được cá nhân hóa.

Có những ràng buộc pháp lý về loại dữ liệu nào có thể được theo dõi và chuyển giao, để đảm bảo rằng không có dữ liệu nhạy cảm nào sẽ bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích trong quá trình này.

Phần kết luận

Một whitepaper (sách trắng) gần đây từ ABI Research kết luận rằng các thành phố thông minh sẽ chứng kiến ​​sự phát triển kinh tế tổng thể với tốc độc 5% mỗi năm, tương đương với gần 20 nghìn tỷ đô la trong một thập kỷ. Điều này một lần nữa xác nhận rằng các thành phố thông minh là một khoản đầu tư tuyệt vời, có thể tác động đến nền kinh tế theo chiều hướng tích cực.

Đến năm 2030, hơn 60% dân số trên trái đất sẽ cư trú tại các thành phố. Với tốc độ chuyển đổi nhanh như vậy, các thành phố thông minh đang mọc lên trên khắp thế giới, làm cho nó trở thành một nơi thực sự tốt hơn để sinh sống, làm việc và học tập.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
10 cách thành phố thông minh sẽ tái cấu trúc nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO