Huawei cho biết khoản đầu tư này sẽ hướng tới chương trình Spark, nhằm xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trong ba năm tới. Huawei đã và đang giúp Singapore, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan xây dựng các trung tâm khởi nghiệp.
Tại Hội nghị, Huawei cho biết chương trình này sẽ tập trung nỗ lực vào việc phát triển bốn trung tâm khởi nghiệp bổ sung - ở Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam - với mục tiêu tổng thể là tuyển dụng tổng cộng 1.000 công ty khởi nghiệp vào chương trình tăng tốc Spark và phát triển 100 trong số đó trở thành các startup mở rộng (scale-up).
Cũng tại Hội nghị này, Huawei đã khởi động Chương trình hợp tác và đổi mới trên nền tảng Cloud-plus-Cloud, nhằm tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới. Huawei sẽ nỗ lực không ngừng và tận dụng danh mục kinh doanh hoàn chỉnh của mình trong không gian hợp tác Cloud-plus-Cloud để thúc đẩy đổi mới công nghệ, dịch vụ toàn cầu và địa phương cũng như hệ sinh thái kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện từ nhiều công ty khởi nghiệp nổi tiếng châu Á, học viện, các ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ, và giới truyền thông, cũng như hơn 50 nhà đầu tư khởi nghiệp hàng đầu khu vực và hơn 300 nhà sáng lập khởi nghiệp. Các bài phát biểu và các phiên thảo luận tại sự kiện tập trung vào giá trị xã hội của hệ sinh thái khởi nghiệp này và cách các công ty khởi nghiệp có thể thúc đẩy đổi mới công nghệ và hệ sinh thái, để đóng góp cho cộng đồng địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Thành viên Hội đồng quản trị Huawei Catherine Chen đã mở đầu Hội nghị bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của các công ty khởi nghiệp đối với sự tiến bộ xã hội và những gì Huawei đang làm để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người đổi mới, đột phá và tiên phong trong thời đại của chúng ta.
34 năm trước, Huawei là một công ty khởi nghiệp chỉ với 5.000 USD vốn đăng ký. Vì thế, gần đây, Huawei đã suy nghĩ làm thế nào để có thể tận dụng kinh nghiệm và nguồn lực của mình để giúp nhiều công ty khởi nghiệp hơn giải quyết những thách thức của họ. Điều này cho phép các công ty khởi nghiệp nắm bắt các cơ hội do chuyển đổi số mang lại, đạt được thành công trong kinh doanh và phát triển các sản phẩm và giải pháp sáng tạo hơn cho thế giới.
Zhang Ping'an, Giám đốc điều hành Bộ phận Kinh doanh Đám mây của Huawei cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2017, Huawei Cloud đã trở thành đám mây phát triển nhanh nhất thế giới và đã thúc đẩy sự phát triển của vô số công ty khởi nghiệp. Năm ngoái, chúng tôi đã khởi động Chương trình Spark trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thông qua chương trình này, Huawei đang làm việc với chính quyền địa phương, các cơ sở ươm tạo hàng đầu, các công ty đầu tư khởi nghiệp nổi tiếng và các trường đại học hàng đầu để xây dựng nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp ở nhiều khu vực. Hiện đã có 40 công ty khởi nghiệp đang tham gia chương trình của Huawei Cloud.
Do đó, từ hôm nay, Huawei sẽ tăng cường hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp thông qua bốn sáng kiến mới, nhằm thúc đẩy hợp tác cloud-plus-cloud, đổi mới công nghệ liên tục, dịch vụ toàn cầu và địa phương cũng như hệ sinh thái kinh doanh chất lượng cao. Thông qua chương trình Hợp tác cloud-plus-cloud và Đổi sáng tạo mới chung (Cloud-plus-Cloud Collaboration and Joint Innovation Program), Huawei sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp với nguồn lực trị giá 40 triệu USD. Một nửa khoản đầu tư đó đến từ Huawei Cloud, một nửa từ Dịch vụ di động của Huawei (HMS)./.