15 năm cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN qua những con số

Hoàng Linh| 06/11/2022 12:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin (ATTT) ASEAN lần thứ 15 vừa khép lại với giải Nhất thuộc về đội thi UIT.pawf3ct - Đại học (ĐH) Công nghệ thông tin (CNTT) - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2022 là năm thứ 15 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ tư cuộc thi mở rộng tới các nước ASEAN. Cuộc thi do Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục ATTT và Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT.

Có thể nói, đây là cuộc thi về ATTT duy nhất dành riêng cho sinh viên ĐH ở khu vực ASEAN cũng như ở châu Á. Cuộc thi được VNISA duy trì tổ chức hàng năm với trách nhiệm xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực ATTT, thúc đẩy thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia và chiến lược an toàn không gian mạng quốc gia; nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của Việt Nam về ATTT theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

Quy mô cuộc thi ngày càng mở rộng

Năm 2008 - 2009, cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của khoảng 10 trường ĐH phía Bắc. Từ năm 2010 - 2014, cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc với 2 vòng thi. Vòng thi sơ khảo phía Bắc được tổ chức tại Hà Nội, phía Nam tổ chức tại TP. HCM. Vòng thi chung khảo được tổ chức luân phiên giữa Hà Nội và TP. HCM;

Từ năm 2015 - 2018, vòng thi sơ khảo được tổ chức tại 3 khu vực: miền Bắc thi tại Hà Nội, miền Nam thi tại TP. HCM và miền Trung thi tại Đà Nẵng. Vòng chung khảo được tổ chức luân phiên tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM

Từ năm 2019 đến nay, cuộc thi mở rộng cho sinh viên các trường ĐH các nước ASEAN tham dự và có tên gọi là "Sinh viên với ATTT ASEAN", tên tiếng Anh là ASEAN Student Contest on Information Security (viết tắt là ASCIS). Và từ năm 2020, cuộc thi có thêm vòng khởi động để các đội làm quen với hình thức và nội dung thi.

Từ năm 2010, cuộc thi được công nhận ở tầm quốc gia. Từ năm 2012 đến nay, các đội đạt giải Nhất, nhì Chung khảo Cuộc thi hàng năm được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và trao tại Hội thảo ngày ATTT Việt Nam hàng năm.

15 năm hơn 3000 thí sinh tham dự

Năm 2008 đến 2009, cuộc thi có khoảng 10 trường ở phía Bắc với 20 đội tham dự. Từ năm 2010 - 2018, mỗi năm cuộc thi có khoảng 30 trường của Việt Nam với 60 đội dự thi.

Năm 2019, vòng chung khảo có sự tham dự của 5 đội đại diện các nước ASEAN (Thái Lan, Singapore, Myanmar, Malaysia, Lào). Từ 2020 đến nay, mỗi năm cuộc thi có khoảng 100 đội thi của 30 trường ĐH của Việt Nam và 50 đội thi của các nước ASEAN khác.

Đặc biệt, năm 2022 cuộc thi được tổ chức lần thứ 15, có số đội dự thi kỷ lục là 161 đội thi của 51 trường ở 8 nước ASEAN. Trong đó có các đội nước ngoài đến từ các trường đại học hàng đầu ASEAN như ĐH quốc gia Singapore, Đại học Sains Malaysia, Đại học IPB Indonesia và Học viện Quân sự Hoàng gia Thái Lan.

Tính đến năm 2022, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 60 trường ở Việt Nam và 30 trường ở 8 nước ASEAN khác, trong đó có một số trường ở Việt Nam tham dự liên tục từ những năm đầu đến nay như ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Học viện Công nghệ BCVT…

Theo thống kê của Ban Tổ chức cuộc thi, sau 15 năm, đã có hơn 3.000 thí sinh tham gia cuộc thi, nhiều thí sinh sau khi ra trường đã và đang đảm nhiệm các vị trí quan trọng về ATTT trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN). Trong đó có người là lãnh đạo cấp cục, vụ về ATTT, có người là chuyên gia ATTT được các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Oracle, IBM… vinh danh.

Những thành tích được ghi nhận

Các đội đoạt giải cuộc thi đã từng bước tham gia các cuộc thi quốc tế trong lĩnh vực ATTT như các đội đạt giải cao được ưu tiên lựa chọn thi Cyber Sea Game hàng năm.

Cụ thể, đội Team NatusVincere (Đại học CNTT - ĐHQG TP. HCM) đạt giải Nhất cuộc thi năm 2014 và giải Nhất Cyber Sea Game 2015 và giành vị trí 15/18 trong vòng chung kết cuộc thi quốc tế SECCON 2016 (tại Nhật Bản);

Đội HCMUS.Twice (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP. HCM) đạt giải Nhất cuộc thi năm 2020, đoạt giải Nhì Cyber Sea Game 2020. Đội thi Pawsitive (ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội) đạt giải Nhất cuộc thi năm 2021, giải Nhì Cyber Sea Game 2021

Đội ISIT DTU1 (ĐH Duy Tân Đà Nẵng) đạt giải Ba cuộc thi năm 2020, đạt giải Nhì ARAB Security Cyber Wargames 2022 …

Hàng năm, Ban tổ chức Cuộc thi trao giải cho các đội đạt thứ hạng cao cả vòng sơ khảo và chung khảo.

Đến nay, vòng sơ khảo được chia thành 03 bảng là bảng VN1, VN2, ASEAN. Mỗi bảng được trao khoảng 20 giải (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích). Vòng chung khảo trao 11 giải (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích).

Những lời nhắn nhủ cho tương lai

Nhìn lại 15 cuộc thi được tổ chức, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết trải qua hành trình dài 15 năm cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN ngày càng phát triển hơn về quy mô, số lượng, chất lượng cũng như giải thưởng. Đặc biệt, cuộc thi nhận được sự quan tâm lớn hơn của xã hội, của các DN, chính phủ, sự đồng hành của Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, các trường ĐH, các DN, các nhà tài trợ để cuộc thi thành công như ngày hôm nay.

15 năm cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN qua những con số - Ảnh 2.

Chủ tịch VNISA: Việt Nam đang đẩy mạnh CĐS quốc gia và công cuộc này chỉ thành công khi có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN rất đặc biệt vì đây là dịp, là cơ hội để góp phần vào đào tạo nhân lực ATTT. Việt Nam đang đẩy mạnh CĐS quốc gia và công cuộc này chỉ thành công khi có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chủ tịch VNISA cũng cho biết VNISA sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc thi khi sẽ mở rộng việc mời nhiều trường ĐH ASEAN tham dự cuộc thi để có được những đội mạnh trong khu vực tham dự cuộc thi và đẩy mạnh tính cạnh tranh cho cuộc thi.

15 năm cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN qua những con số - Ảnh 3.

Phó Cục trưởng Cục ATTT Trần Quang Hưng: Các bạn sinh viên giữ ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu với ngành ATTT với sứ mệnh không chỉ học cho mình

Chia sẻ về cuộc thi khi từng là cựu thí sinh của cuộc thi này, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục ATTT - Bộ TT&TT bày tỏ hy vọng: "Các bạn sinh viên giữ ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu với ngành ATTT với sứ mệnh không chỉ học cho mình, học để kiếm việc mà ý thức được công tác bảo đảm ATTT là đang góp phần bảo vệ thành công công cuộc CĐS của Việt Nam, cũng như góp phần bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng".

15 năm cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN qua những con số - Ảnh 4.

Phó Chủ tịch VNISA Khổng Huy Hùng: cuộc thi có bề dày, được vận hành xuyên suốt nhiều năm thuận lợi là công sức của các Ban tổ chức cuộc thi

Là năm đầu tiên ông đảm nhận vị trí Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch VNISA bày tỏ để cuộc thi có bề dày, được vận hành xuyên suốt nhiều năm thuận lợi là công sức của các Ban tổ chức cuộc thi gồm các đơn vị của Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, các đơn vị đăng cai tổ chức trong suốt 15 năm để các sinh viên có được một sân chơi chất lượng như ngày hôm nay.

"Đây là cuộc thi đặc biệt khi các sinh viên, các cán bộ tham dự cuộc thi suốt 15 năm qua đã trưởng thành, thăng tiến trong công việc".

Ông Khổng Huy Hùng cũng nhắn nhủ với các sinh viên tham dự cuộc thi là bước khởi đầu. Cuộc thi là cơ hội chứng tỏ bản thân và cần tận dụng cơ hội, tạo tiền đề tốt hơn cho công việc trong tương lai. Các sinh viên hãy tự tin, nỗ lực và trung thực để thành công./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu để thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp Việt Nam
    Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp là một công cụ quan trọng giúp quản lý và xử lý thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
15 năm cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN qua những con số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO