3 ứng dụng smartphone được người Việt dùng thường xuyên nhất

Yên Viên| 17/08/2020 16:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Việt Nam lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, mở ra một thị trường tiềm năng cho các ứng dụng trên điện thoại.

Công ty Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận CI Research vừa đưa ra báo cáo đánh giá "Thói quen dùng các ứng dụng trên điện thoại tại Việt Nam". Báo cáo đánh giá dựa trên cơ sở cuộc khảo sát định lượng bằng hình thức Mobile Panel kết hợp phỏng vấn trực tiếp trên ba lĩnh vực: Thói quen dùng các ứng dụng (app) điện thoại, hành vi sử dụng ví điện tử, nội dung ứng xử người dùng trên mạng xã hội. Khảo sát được thực hiện từ ngày 15/06/2020 - 22/06/2020.

Việt Nam, một tiềm năng của ứng dụng điện thoại smartphone

Theo CI Research, trong tổng số hơn 95 triệu dân Việt Nam, có tới gần 72% tỷ lệ người dùng smartphone. Tỷ lệ này đã ghi danh Việt Nam lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới.

"Điều này đồng nghĩa với việc sẽ mở ra một thị trường tiềm năng cho các ứng dụng trên điện thoại đang ngày càng lớn mạnh, tăng trưởng tại Việt Nam", theo CI Research.

Báo cáo cũng cho biết tại Việt Nam có đến 90% người dùng smarphone, có ít nhất 1 app trên điện thoại và chỉ có 10% chưa dùng hoặc không còn dùng app nữa.


Việt Nam: thị trường tiềm năng cho các ứng dụng điện thoại smartphone - Ảnh 1.

Việt Nam lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới.

Giải thích lý do số đông người dùng app, báo cáo trích dẫn, vì người dùng tìm thấy sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, được khuyến mãi hấp dẫn. Các app thường được tải nhất gồm: mạng xã hội với 96%, trang thương mại điện tử (TMĐT) 72% và giải trí 53%. Hơn 80% người tải hài lòng về các loại app đang dùng vì sự nhanh chóng, trong đó (43%) rất hài lòng vì sự tiện lợi.

Bên cạnh đó, báo cáo chỉ ra mức độ hài lòng khi dùng app nói chung còn vì người dùng hay nhận các chương trình tích khuyến mãi, đổi quà/voucher/tiền mặt (44%), tiết kiệm thời gian (40%), tiện lợi khi dùng (20%), giúp giải trí (9%).

"App dùng phổ biến, thu hút được đông lượng app trong các lĩnh vực như: TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo); Tài chính, ngân hàng (Techcombank, Vietcombank, Vietinbank, ACB, BIDV), Vận tải (Grab, Goviet, Be, Vinasun, MaiLinh); Thức uống (Grab, Now, Foody, Goviet); các địa chỉ mua sắm...", báo cáo nêu rõ.

Về tỷ lệ 10% người chưa dùng hoặc đã từng dùng nhưng hiện nay không còn dùng app, báo cho cho hay là vì người dùng thấy app còn nhiều lỗi trong quá trình sử dụng, nhiều quảng cáo làm phiền (14%), app không giống như những gì đã quảng cáo trước đó (19%), dung lượng app nặng (30%), không có nhiều lợi ích (27%), không bảo mật thông tin (41%), không phù hợp nhu cầu (32%), không mang lại lợi ích như mong đợi (22%), nhiều tin nhắn, quảng cáo làm phiền (10%)...

83% người dùng hài lòng ví điện tử

Qua khảo sát về việc biết, hiểu, dùng ví điện tử, báo cáo cho biết, phần lớn người dùng đều biết về công dụng của ví điện tử, trong đó (88%), người mở ví điện tử để nạp tiền điện thoại và (80%) dùng để thanh toán các hóa đơn và (64%) chuyển tiền.

Ngoài ra, người dùng còn nạp, rút tiền giữa ví điện tử và tài khoản ngân hàng chiếm (55%), trả tiền khi mua hàng hóa/dịch vụ tại cửa hàng (52%), thanh toán trực tuyến (60%), thanh toán hóa đơn (80%), chuyển tiền 60%

Số liệu thống kê cũng cho biết hiện nay, việc sử dụng ví điện tử đang chiếm lĩnh thị trường người dùng. Hiện tại đến thời điểm này, ví điện tử Momo đã bỏ xa các thương hiệu (gấp gần 8 - 9 lần các ví còn lại) như Samsung pay (14%), Zalopay (11%),Vin ID (9%), Airpay (6%)…

Việt Nam: thị trường tiềm năng cho các ứng dụng điện thoại smartphone - Ảnh 2.

CI Research: ví điện tử là công cụ thanh toán này phù hợp thời đại số, khách hàng trở thành trung tâm

CI Research cũng thực hiện khảo sát về sự hài lòng của người dùng khi sử dụng ví điện, con số thu về khả quan, với: Hoàn toàn không hài lòng (2%), hơi không hài lòng (5%), bình thường (10%), khá hài lòng (47%), rất hài lòng (36%).

Nhìn chung có đến 83% người sử dụng đang hài lòng về các loại ví điện tử, điểm hài lòng nhất được đề cập chính là sự nhanh chóng (80%), kế đến là sự tiện lợi không cần đến tận nơi (58%), chuyển tiền/nạp tiền không tốn phí (52%), được khuyến mãi khi thanh toán qua ví (46%), nhận ưu đãi - tích lũy điểm (38%)

Giải thích lý do nhiều người dùng ví điện tử như hiện nay, CI Research cho rằng đó hình thức thanh toán này phù hợp thời đại số, khách hàng trở thành trung tâm, luôn thấy được những khuyến mãi khi thanh toán, được tích lũy điểm tiền thưởng, dễ dàng thuận lợi khi thanh toán, chuyển tiền mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, bên cạnh xu thế dùng nhiều, cùng những tiện ích, khuyến mãi lớn, ví điện tử cũng gặp những rào cản như: Một số người vẫn chưa có "nhu cầu" về hình thức sử dụng thanh toán này, chưa hiểu nhiều về ví điện tử và sợ thông tin không được bảo mật.

Ngoài những con số cụ thể về lý do số ít người dùng không sử dụng ví điện tử, báo cáo cũng chi tiết cho biết thời gian trung bình mở ví điện tử của người dùng cần 13,65 tháng/lần mở, số lần mở ví từ 1- 5 tháng chiếm (17%), trên 24 tháng (16%), 17 - 24 tháng (18%), 13 - 16 tháng (17%), 6 - 12 tháng (32%)...

Mạng xã hội mang đến 67% sự vui vẻ

Theo báo cáo, có khá nhiều mục đích người dùng sử dụng mạng xã hội, trong đó, ba mục đích phổ biến yếu là chat với bạn bè, xem thông tin người quen và các tin tức hình ảnh cập nhật. Theo đó, số liệu thống kê cho biết tỷ lệ người dùng mạng xã hội chat với bạn bè (86%), xem thông tin của người quen (70%), xem thông tin sản phẩm trên mạng (58%), chia sẻ tâm trạng (56%), chia sẻ hình ảnh 52%, xem tin tức- hình ảnh của người nổi tiếng (44%)...

Trung bình người dùng dành khoảng 6 tiếng ngày để lên Internet, trong đó một nửa thời gian sử dụng mạng xã hội, tương đương gần 3 tiếng/ngày.

Hiện nay, phổ biến nhất, thu hút người dùng mạng xã hội chính là qua các kênh Facebook, Zalo và Youtube. Đây là ba mạng xã hội thu hút được đông người dùng tải app nhiều nhất, lần lượt 95%, 88% và 67%. Top ba điểm người dùng cảm nhận thú vị từ mạng xã hội mang lại là được vui vẻ (67%), được giải tỏa tâm trạng (64%) và được giao lưu, giữ liên lạc với bạn bè (59%). lợi ích mạng xã hội mang lại là rất lớn.

Việt Nam: thị trường tiềm năng cho các ứng dụng điện thoại smartphone - Ảnh 3.

Lợi ích từ mạng xã hội mang lại là rất lớn, tuy nhiên có còn tồn tại nhiều mặt hạn chế

Lợi ích từ mạng xã hội mang lại là rất lớn, tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế

Lý do người dùng mạng xã hội tăng cao bởi người dùng sử dụng mạng xã hội luôn được: thư giãn, giải tỏa tâm trạng (64%), giao lưu, giữ liên lạc với bạn bè (59%), được nói chuyện, chia sẻ không bị giới hạn (58%), không tốn nhiều chi phí (52%). Ngoài ra, người dùng còn có cơ hội tăng thêm kiến thức - thông tin, được giải trí bất cứ đâu, thời gian nào (48%), giải trí với người cùng sở thích, độ tuổi, thể hiện mình (36%)...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, báo cáo chỉ ra những e ngại cho người dùng như tình trạng bị hack tài khoản và thông tin không được bảo mật riêng tư. Đã có (60%) tài khoản bị bị hack, (51%) thông tin không bảo mật riêng tư, (48%) có quá nhiều tin quảng cáo, (22%) không thích bị quấy rối bởi người xa lạ.

Như vậy, có thể nói lợi ích mạng xã hội mang lại là rất lớn và trong một vấn đề luôn tồn tại tính hai mặt. Ngoài mặt tốt ra, mặt trái từ mạng xã hội cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro cao, trong đó mối đe dọa thường trực chính là người dùng có thể bị hack tài khoản và thông tin không được bảo mật.

Với báo cáo chi tiết, đầy đủ về 3 mảng, lĩnh vực: Thói quen dùng các app điện thoại; hành vi sử dụng ví điện tử; ứng xử người dùng trên mạng xã hội của CI Research không chỉ giúp chúng ta nắm bắt, đánh giá nhu cầu, thị hiếu, thị trường người dùng điện thoại, các dịch vụ mạng... mà qua đây góp phần đánh giá bức tranh công nghệ số, CNTT của Việt Nam để phát triển, khai thác tiềm năng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
3 ứng dụng smartphone được người Việt dùng thường xuyên nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO