4G LTE đã trở thành nhu cầu cấp thiết của nhà mạng Việt Nam

Minh Thiện| 01/04/2016 18:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Thông tin chia sẻ từ các đại diện công nghệ đến từ Hàn Quốc cho thấy 4G LTE nếu được đầu tư, khai thác hiệu quả sẽ giảm giá cước, nâng cao chất lượng dịch vụ mà vẫn cải thiện được chỉ số ARPU.

Việt Nam đã chuẩn bị triển khai 4G LTE ngay trong năm 2016

Trong khuôn khố hợptác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực ICT, sáng ngày1/4/2016, Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT) phối hợp với Bộ Khoa học, Côngnghệ thông tin Truyền thông và Hoạch định tương lai Hàn Quốc (MSIP), đồng tổ chức Hội thảo chuyên đề LTE 4G Việt Nam – Hàn Quốc, với sự hiện diện của cáctập đoàn viễn thông hàng đầu của hai quốc gia.  

Trước đó, Thứ trưởng BộTTTT Phan Tâm đã làm việc cùng đại diện lãnh đạo MSIP, Thứ trưởng đánh giá caosự hợp tác giữa hai Bộ và 2 quốc gia trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, đã đạt được nhiềukết quả trong xây dựng chính sách quản lý nhà nước, Viễn thông, phát thanhtruyền hình, xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng CNTT, chính phủ điện tử…. đónggóp không nhỏ vào sự phát triển của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm tọa đàm với đại diện lãnh đạo MSIP

Tại phiên Hội thảo,các đại diện từ phía Việt Nam gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, các tập đoànviễn thông hàng đầu Việt Nam và các trường đại học chuyên ngành viễn thông cùngthảo luận với các đại điện đến từ Hàn Quốc gồm: MSIP, các tập đoàn viễn thônghàng đầu như SK Telecom, Korean Telecom và nhà cung cấp giải pháp 4G LTE, Tậpđoàn Điện tử Samsung Electronics…, để tìm ra các giải pháp thúc đẩy nhanh quátrình thương mại hóa mạng 4G tại Việt Nam.

Thứ trưởng Phan Tâmcho biết: Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu đổi mới tăng trưởng, trong đó, viễnthông và CNTT là công cụ then chốt để thúc đẩy phát triển. Chính phủ đã banhành Chương trình phát triển hạ tầng băng rộng quốc gia đến năm 2020, tốc độcao đến mọi miền đất nước. Chương trình này nhấn mạnh xây dựng hạ tầng 4G, phủsóng đến 95% dân số Việt Nam. Bộ TT&TT đã quy hoạch và cho phép các doanhnghiệp viễn thông Việt Nam thử nghiệm LTE từ năm 2010. Cuối năm 2015, trên cơsở đánh giá nhu cầu thị trường, công nghệ, thiết bị, các điều kiện khác, BộTT&TT đã hướng dẫn, cấp phép triển khai thử nghiệm công nghệ LTE/LTE-Adv.Thứ trưởng nhận định: Trong năm 2016, trên cơ sở kết quả thử nghiệm, các doanhnghiệp sẽ hoàn chỉnh phương án đầu tư kinh doanh mạng 4G, Bộ TT&TT sẽ hoànchỉnh các cơ chế, chính sách quản lý, đảm bảo tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh lànhmạnh và phát triển bền vững trên thị trường di động băng rộng.

Phái đoàn gồm đại diện MSIP và doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc

Thứ trưởng bày tỏmong muốn thông qua Hội thảo, các chuyên gia đến từ Hàn Quốc chia sẻ kinhnghiệm triển khai, ứng dụng công nghệ di động LTE-4G, giúp các đơn vị chức năngcủa Bộ TT&TT cập nhật các chính sách, giải pháp quản lý mới nhất liên quanđến công nghệ này để góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy thịtrường cạnh tranh ở Việt Nam khi mạng và dịch vụ 4G công nghệ LTE-A được triểnkhai chính thức tại Việt Nam. Đồng thời, các nhà mạng Hàn Quốc chia sẻ kinhnghiệm, giúp các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam xây dựng phương án kinh doanhđầu tư hiệu quả nhất.

Ông Đoàn Quang Hoan, Cụctrưởng Cục Tần số VTĐ, cho biết: Xu hướng tăng trưởng của dịch vụ di động băngrộng, dữ liệu di động như ở trình bày của Hàn Quốc và GSMA cho thấy đã là thờiđiểm chín muồi để ko phải bắt đầu phát triển dịch vụ, mạng lưới 4G ở Việt Nam.

Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số VTĐ, đánh giá về nhu cầu pháttriển 4G tại Việt Nam

Về sự phát triển của3G tại Việt Nam, ông Hoan chia sẻ: Số thuê bao 3G đã chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng30%),  xu hướng tăng trưởng của 2G đãgiảm dần, đặt ra nhu cầu phải phát triển các dịch vụ thế hệ kế tiếp. Cóthể khẳng định mạng 4G thực sự có nhu cầu ở Việt Nam. Doanh nghiệp viễnthông trong nước đã có yêu cầu cho phát triển 4G LTE. Phía Nhà nước, trước hếtđánh giá để phát triển phải tính đến quy hoạch về tần số và yêu cầu về tần số.Theo kết quả nghiên cứu của GSMA tại Việt Nam, xác định nhu cầu băng tần choLTE nói chung bao gồm cả 3G, 4G đến năm 2020 khoảng 1060 – 1360 MHz và Việt Namđã chuẩn bị được 687 MHz bao gồm cả băng tần 450 MHz, 850, 900 MHz,1800MHz,2100, 2300, 2600 MHz và …. Như vậy, nhu cầu tiếp theo cần từ 3700 –6700 MHz.

Bên cạnh đó, số hóatruyền hình cũng góp phần đảm bảo băng tần cho băng rộng di động. Ông ĐoànQuang Hoan cho biết thêm: Băng tần 700MHz đã được quy hoạch. Quá trình này đangtiến hành, dự kiến hoàn thành vào năm 2020 và hy vọng đẩy nhanh lộ trình số hóađể có băng tần này cho di động sớm. Cụ thể, theo lộ trình số hóa, ở các vùng đồng bằng, thành phố cơ bản hoàn thành số hóa trước 2018. Như vậy, các nhàmạng có thể sử dụng băng tần này cho di động băng rộng ít nhất trên địa bànđồng bằng trước 2018.

Dễ thấy, các bướcchuẩn bị cho triển khai 4G tại Việt Nam đã được tính toán từ lâu. Vấn đề hiệnnay là lựa chọn thời điểm cấp phép thích hợp nhất để viễn thông Việt Nam pháttriển với hiệu quả cao.

Giá cước giảm, dịch vụ tốt, doanh thu cao

LTE là một trong nhữngCông nghệ viễn thông di động nhanh nhất (hay còn được gọi là mạng viễn thông4G), cung cấp cho người dùng dịch vụ dữ liệu di động nhanh gấp 10 lần so với 3G.Trong khuôn khố buổi Hội thảo, các chuyên gia trong ngành từ khối Chính phủ,các nhà mạng và nhà cung cấp giải pháp đã cùng thảo luận về tầm nhìn phát triếncủa công nghệ 4G LTE, chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, cách thức triển khai,xem xét nhu cầu thị trường, xác định thách thức và xu hướng phát triển dịch vụnội dung số trên nền tảng 4G, cũng như các phương án đảm bảo sự sẵn sàng khitriển khai mạng 4G LTE tại Việt Nam.

Ông Kim Yongsoo, Trợ lýBộ trưởng Bộ Khoa học, ICT và Hoạch định tương lai Hàn Quốc, chia sẻ:Hàn Quốc khuyến khíchsự cạnh tranh trong thị trường viễn thông, hướng tới phát triển băng rộng códây và không dây, đã phủ sóng toàn bộ quốc gia và đang điều chỉnh khung luậtpháp đối với nhà cung cấp OTT và MNVO.

Ông Kim Yongsoo chia sẻ kinh nghiệp trong quản lý nhà nước khi triển khai4G tại Hàn Quốc

Các dịch vụ chuyển từthuê bao thoại sang gói dữ liệu và sử dụng dữ liệu nhiều hơn. Thoại vẫn là dịchvụ thiết yếu. Giá cước thoại rất thấp, dựa trên mức độ sử dụng. Việc triển khaimạng 4G đã tạo nên sự thay đổi cơ chế quản lý giá cước. Trước đây, người dùng 1Gigabyte dữ liệu phải trả 90 USD đối với mạng 3G. Triển khai LTE mức cước xuống60 USD vào năm 2011 và còn 19 USD năm 2014, giảm 80%. Các nhà mạng cũng cungcấp cước ưu đãi cho người tàn tật giảm 35%. Mặc dù giá dịch vụ giảm mạnh nhưngchỉ số ARPU được nâng cao do người dùng sử dụng dữ liệu nhiều hơn.

Ông Kim Yongsoo chobiết thêm, Hàn Quốc đã tập trung vào 5 trụ cốt chính để triển khai LTE: phân bổtần số kịp thời, đáp ứng nhu cầu, đưa dịch vụ hiệu quả từ thoại sang dữ liệu;đưa ra những gói cước hấp dẫn mà vẫn đạt chất lượng cao; xây dựng bản đồ phủsóng của các nhà mạng công bố để toàn xã hội biết; đưa ra những công nghệ đảmbảo an toàn an sinh xã hội dựa trên LTE và cáp quang cũng là 1 phần đảm bảothành công LTE.

Yếu tố thành công, cầnphải xây dựng mạng LTE trên phạm vi toàn quốc, thu hút nhiều người sử dụng, tốcđộ tăng trưởng cao, môi trường cạnh tranh hiệu quả để người dùng có trải nghiệmdịch vụ tốt nhất; quy hoạch tần số cần hiệu quả; CQNN tìm kiếm băng thông đểđáp ứng sự bùng nổ nhu cầu của nhà mạng.

Hàn Quốc đang có kế hoạchphủ sóng 5G trên toàn quốc, từng bước xây dựng các hệ sinh thái tiêu chuẩn,phát triển các công nghệ hàng đầu, dựa trên sự sáng tạo, mạng thiết bị. HQ cũngcó chiến lược trung và dài hạn để xác định dịch vụ chiến lược để hiện thực hóa5G sẽ được trình diễn thử nghiệm tại Thế vận hội diễn ra tại PyeongChang – Hàn Quốcnăm 2018.

Đạidiện Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Kế hoạch tương lai Hàn Quốc, ôngChoi Yang-Hee nhấn mạnh các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻkinh nghiệm, tổ chức các sự kiện để chia sẻ kinh nghiệm phát triển mạng 4G-LTEcũng như các dự án, giúp củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc, hỗ trợViệt Nam trở thành nước mạnh về CNTT – viễn thông.

Đại diện SK Telecom chia sẻ kinh nghiệm triển khai 4G

Tại hội thảo, với kinh nghiệm triến khai 4G LTE trongthực tiễn từ tháng 7/2011, các đại diện đến từ Công ty SKT, KT Telecom đã chiasẻ các kinh nghiệm quý trong quá trình xây dựng, triển khai mạng LTE. Đại diệnSKT cho biết, khi chuyển từ 3G lên LTE, lưu lượng tăng gấp 6 lần vì ngày càngnhiều khách hàng sử dụng điện thoại thông minh và sử dụng các dịch vụ đa phươngtiện như video.Vào thời điếm năm 2009, khoảng 75% tổng lưu lượng mạng di động đến từ cáccuộc gọi. Đến năm 2014, chỉ 3 năm sau khi mạng 4G LTE được đưa vào triền khai,lưu lượng dữ liệu di động đã chiếm 99% tổng lưu lượng toàn hệ thống mạng.Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch này đến từ các dịch vụ video mới và tiêntiến. Tính đến cuối năm 2015, trung bình một ngườì dùng 4G LTE sử dụng 4,3Gigabytes (GB) một tháng trong khi người dùng 3G chỉ sử dụng 0,7 GB. Trong đó,lưu lượng dữ liệu video chiếm 57% toàn bộ lưu lượng dữ liệu toàn cầu.

Các đại diện từ HànQuốc cũng chia sẻ về cách thức đẩy nhanh tiến trình thương mại hóa mạng 4G LTEdựa trên thiết kế tối ưu hóa hạ tầng mạng có sẵn của các nhà mạng. Đồng thời,trong phần chia sẻ, vai trò quan trọng của Chính phủ, các nhà mạng và nhà cungcấp giải pháp trong quá trình phát triền mạng 4G LTE cũng đặc biệt được nhấnmạnh. Để đáp ứng cho thị trường đầy tiềm năng này, các nhà mạng Hàn Quốc đã xâydựng hạ tầng mới đề phát triến mạng 4G LTE tách biệt với các mạng đang hoạtđộng khác. Theo đó, Chính phủ cũng sẽ đưa ra các chính sách phân bố tài nguyêntần số giữa các mạng cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Trao đổi tại sự kiện, ông Dong Soo Park, Tổng Giám đốcphụ trách Marketing và Sale toàn cầu của Samsung Networks cho rằng với sự pháttriển 4G, người dùng Việt Nam sẽ được sử dụng nhiều dịch vụ chất lượng cao vàhẫp dẫn hơn. Mặt khác, triển khai 4G cũng là nền tảng để bước vào 5G với một hệsinh thái IoT đa dạng và rộng lớn hơn rất nhiều. Hiện nay, Hàn Quốc và nhiềuquốc gia trên thế giới đã thiết lập lộ trình triển khai 5G. Đây là thời điểm rấtphù hợp để Việt Nam phát triển 4G

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
4G LTE đã trở thành nhu cầu cấp thiết của nhà mạng Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO