9 sáng kiến cốt lõi trong kế hoạch phát triển KH&CN 2025 của Hàn Quốc (Phần 2)
Hàn Quốc kỳ vọng sẽ thực hiện được mục tiêu tăng cường các động lực tăng trưởng dựa trên KH&CN kỹ thuật số, cải cách hệ thống R&D và nuôi dưỡng nhân tài để chuẩn bị cho tương lai, phục hồi nền kinh tế thông qua KH&CN vì phúc lợi công cộng.
Trong phần 1, bài viết đã giới thiệu 4/9 sáng kiến gồm: (1) Nỗ lực để trở thành 1 trong 3 quốc gia lãnh đạo AI hàng đầu toàn cầu; (2) Đảm bảo vị trí dẫn đầu trong công nghệ sinh học tiên tiến, khoa học lượng tử và các công nghệ chiến lược quốc gia khác; (3) Tạo ra một hệ sinh thái thương mại hóa công nghệ trên toàn Chính phủ; (4) Tăng tốc chuyển đổi sang hệ thống R&D tiên phong).

Phần 2 của bài viết giới thiệu các sáng kiến từ 5 - 9, gồm:
5. Chuyển đổi định tính của nghiên cứu cơ bản và đổi mới trong các viện nghiên cứu do chính phủ tài trợ
Bộ Khoa học và ICT sẽ tăng cường mục đích nội tại của nghiên cứu cơ bản - khám phá và mở rộng kiến thức - và phát triển các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ thành các trung tâm quan trọng cho R&D công nghệ chiến lược quốc gia.
Ngân sách cao kỷ lục 2,93 nghìn tỷ KRW sẽ được phân bổ cho nghiên cứu cơ bản vào năm 2025 và được thực hiện kịp thời. Khoản tài trợ này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực học thuật đa dạng, đặc biệt là các nhà nghiên cứu trẻ. Tỷ lệ lựa chọn ổn định sẽ được đảm bảo hàng năm để tăng cường khả năng dự đoán và ổn định trong kinh phí nghiên cứu.
Các viện nghiên cứu trực thuộc trường đại học (ĐH) sẽ nhận được các gói hỗ trợ tích hợp để hoạt động như một trung tâm nghiên cứu liên ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nghiên cứu của các trường ĐH.
Các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ sẽ được chỉ định là “Phòng thí nghiệm nghiên cứu KH&CN quốc gia” để đóng vai trò trung tâm trong việc hoàn thành sứ mệnh quốc gia với tư cách là trung tâm công nghệ chiến lược. Tính linh hoạt cũng sẽ được giới thiệu trong các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện nghiên cứu để hỗ trợ đạt được các kết quả quy mô lớn.
Bộ Khoa học và ICT có kế hoạch chỉ định khoảng 10 Nhóm mghiên cứu chiến lược hàng đầu toàn cầu mới vào năm 2025. Bộ cũng sẽ mở rộng sự hợp tác và cởi mở giữa các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các trường ĐH và ngành công nghiệp bao gồm trao đổi nhân sự và nghiên cứu chung.
6. Thúc đẩy sự phát triển và theo đuổi sự xuất sắc của tài năng đặc biệt
Bộ Khoa học và ICT sẽ hỗ trợ các tài năng khoa học, công nghệ (KH,CN) và kỹ thuật số, đồng thời tạo cơ hội mới cho các cá nhân trẻ thông qua AI và giáo dục phần mềm, cũng như các sáng kiến việc làm và khởi nghiệp.
.jpg)
Bộ sẽ hỗ trợ cho sinh viên sau ĐH trong các lĩnh vực STEM qua chương trình hỗ trợ và được mở rộng cho phép các tài năng tập trung cho nghiên cứu.
Kinh phí sẽ được phân bổ để nuôi dưỡng tài năng hàng đầu, bao gồm 60 tỷ KRW cho các nhà nghiên cứu AI mới bắt đầu sự nghiệp xuất sắc và 599 tỷ KRW cho sinh viên thạc sĩ và tiến sĩ trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược vào năm 2025.
Để ngăn chặn sự gián đoạn nghề nghiệp của các nhà khoa học nữ, Bộ Khoa học và ICT có chuẩn bị nguồn kinh phí hỗ trợ từ 55 tỷ KRW vào năm 2024 tăng lên 83 tỷ KRW vào năm 2025.
Chương trình Nhà nghiên cứu xuất sắc quốc gia sẽ được thành lập tại các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ để thu hút các nhà nghiên cứu hàng đầu và có hỗ trợ đặc biệt cho các nhà nghiên cứu.
Ngoài ra, khoản bồi thường tiền bản quyền công nghệ cho các nhà nghiên cứu sẽ được tăng từ mức tối thiểu hiện tại là 50% lên trên 60%.
Bộ Khoa học và ICT sẽ hỗ trợ tạo ra khoảng 12.000 việc làm cho thanh niên trong các lĩnh vực KH,CN và kỹ thuật số. Thông qua phối hợp với Bộ Việc làm và Lao động, các chương trình cải tạo liên kết AI và giáo dục phần mềm với việc làm sẽ được mở rộng.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và ICT sẽ bồi dưỡng tài năng trình độ thạc sĩ cho các ngành công nghiệp tiên tiến ngoài hạn ngạch tuyển sinh ĐH. Chương trình này, được phát triển với sự hợp tác của Bộ Giáo dục, sẽ nhận được ngân sách 15 tỷ KRW vào năm 2025 và tập trung vào việc chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có việc làm trực tiếp trong các lĩnh vực tiên tiến.
Bộ cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ thực tập cho thanh niên, tuyển dụng sau tiến sĩ, khởi nghiệp từ đầu đến cuối trong các lĩnh vực AI và phần mềm, cũng như phát triển nghề nghiệp cho những người muốn làm việc trong các ngành kỹ thuật số. Hơn nữa, các sáng kiến nuôi dưỡng những người sáng tạo nội dung số sẽ tiếp tục là ưu tiên.
7. Tạo ra một xã hội số nhân ái cho phúc lợi công cộng
Lực lượng Đặc trách thúc đẩy phúc lợi số sẽ tiếp tục hoạt động để hỗ trợ toàn diện cho phúc lợi công cộng và đảm bảo quyền kỹ thuật số của công dân, bao gồm giảm gánh nặng chi phí viễn thông hộ gia đình.
Bộ Khoa học và ICT sẽ thúc đẩy hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các nhà cung cấp nền tảng, công ty viễn thông và doanh nghiệp (DN) nhỏ. Để mở rộng kênh bán hàng cho các DN nhỏ, các biện pháp lập pháp, chẳng hạn như thể chế hóa “các chương trình phát sóng thương mại kênh khu vực” thông qua truyền hình cáp (thông qua sửa đổi Đạo luật Phát thanh) sẽ được triển khai.
Phối hợp với các Bộ khác, bao gồm thông qua biên bản ghi nhớ (MoU) với Bộ DN nhỏ và vừa và Khởi nghiệp được ký vào tháng 12/2024, Bộ Khoa học và ICT sẽ hỗ trợ các DN nhỏ xây dựng năng lực AI và kỹ thuật số, phát triển thị trường và hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng.

Để đơn giản hóa các lựa chọn của người tiêu dùng và giảm chi phí, Bộ Khoa học và ICT sẽ giới thiệu các kế hoạch định giá tích hợp và triển khai hệ thống thông báo cho các lựa chọn giá tối ưu (thông qua sửa đổi Đạo luật Kinh doanh viễn thông). Các biện pháp tiếp theo liên quan đến việc bãi bỏ Đạo luật Cải thiện Phân phối Thiết bị Di động cũng sẽ được thực hiện ngay lập tức.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà khai thác mạng ảo di động (MNVO), Bộ Khoa học và ICT sẽ xây dựng kế hoạch tăng cường vào tháng 1/2025, bao gồm các biện pháp như giảm phí bán buôn và giới thiệu các gói cước MVNO phải chăng hơn. Nỗ lực nâng cao độ tin cậy của các MVNO quy mô nhỏ cũng sẽ được tăng cường.
Dựa trên Đạo luật Hòa nhập Kỹ thuật số (được ban hành vào tháng 12/2024), Bộ Khoa học và ICT xây dựng Chiến lược “Xã hội hòa nhập kỹ thuật số 2.0” vào Quý I/2025 để thúc đẩy các chính sách hòa nhập số.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và ICT sẽ thiết lập một hệ thống cuộc gọi khẩn cấp video 3D theo thời gian thực cho 119 dịch vụ để hỗ trợ những người khiếm thính và khuyết tật.
8. Đảm bảo an toàn số cho niềm tin của cộng đồng
Bộ Khoa học và ICT sẽ tăng cường và tinh chỉnh một hệ thống an toàn kỹ thuật số tin cậy 24/7 để giải quyết các thảm họa kỹ thuật số và các mối đe dọa mạng, không chỉ gây bất tiện cho công chúng mà còn gây rủi ro cho nền tảng của nền kinh tế và xã hội.
Hệ thống quản lý thảm họa vòng đời toàn diện được phát triển để ứng phó với các thảm họa kỹ thuật số lớn, sẽ được vận hành tại chỗ. Bộ cũng sẽ đề xuất Đạo luật An toàn số (dự kiến vào nửa cuối năm 2025) để làm rõ trách nhiệm đối với quản lý an toàn kỹ thuật số và giải quyết các loại thảm họa mới nổi.
Để đối phó với quy mô và sự phức tạp ngày càng tăng của các mối đe dọa mạng, Bộ Khoa học và ICT sẽ vận hành hệ thống giám sát 24 giờ và triển khai Cyber Spider, một hệ thống dựa trên AI để phân tích thông tin mối đe dọa, để hiện đại hóa và tăng cường khả năng ứng phó.

Bộ sẽ thành lập Hội đồng Quản lý an toàn số, khuyến khích các hoạt động an toàn tự nguyện của các DN trong nước. Quản trị hợp tác cũng sẽ được tăng cường bằng cách thu hút sự tham gia của các Bộ liên quan, chính quyền địa phương và DN để nâng cao năng lực bảo mật thông tin của các DN địa phương và bồi dưỡng các chuyên gia có kỹ năng trong lĩnh vực này.
Là một phần của các biện pháp tiếp theo thuộc Lực lượng Đặc nhiệm phúc lợi công cộng dịch vụ kỹ thuật số (ra mắt vào tháng 10/2024), các biện pháp đối phó cơ bản sẽ được thực hiện để loại bỏ tội phạm kỹ thuật số như lừa đảo bằng giọng nói.
9. Thúc đẩy đổi mới khu vực thông qua KH&CN
Bộ Khoa học và ICT sẽ thiết lập các hệ sinh thái dẫn đầu khu vực để đổi mới KH&CN và củng cố nền kinh tế địa phương bằng cách tận dụng các tiến bộ KH&CN.
Bộ sẽ theo đuổi việc ban hành Đạo luật Đổi mới KH&CN khu vực và xây dựng Chiến lược Phát triển hệ sinh thái đổi mới khu vực vào nửa cuối năm 2025 để thúc đẩy đổi mới tự chủ, dẫn đầu khu vực.
Thông qua các quỹ của Công viên nghiên cứu và hỗ trợ R&D khu vực, Bộ Khoa học và ICT đặt mục tiêu thúc đẩy các công ty liên kết với viện nghiên cứu sử dụng các công nghệ công cộng vượt trội, nuôi dưỡng họ thành các DN hàng đầu đại diện cho khu vực của họ.

Các nỗ lực sẽ tập trung vào việc đẩy nhanh các sáng kiến AX (chuyển đổi AI) trong các lĩnh vực chiến lược khu vực, đặc biệt là ở các trung tâm phần mềm và AI phi đô thị như Daegu và Gwangju. Ngoài ra, các dự án lãnh đạo AI trong khu vực, mở rộng các cụm an toàn thông tin và giải pháp cho các thách thức địa phương thông qua các Dự án Đổi mới số khu vực sẽ được thúc đẩy. Các làng thông minh cũng sẽ được hỗ trợ mở rộng./.