Với danh mục kinh doanh và thương hiệu khách sạn ngày càng được mở rộng tại Đông Nam Á, Accor - một tập đoàn kinh doanh khách sạn có trụ sở tại Paris vào năm 1967 đang muốn giảm bớt các khoản đầu tư vào phần cứng CNTT và mở rộng quy mô dịch vụ của họ trong tương lai.
Vì vậy, Accor đã bắt đầu triển khai sáng kiến dịch chuyển lên đám mây tại các khách sạn của họ ở Đông Nam Á từ thời điểm cuối năm 2019. Ông Nguyễn Triệu Khang, kiến trúc sư trưởng nhóm công nghệ tại Accor, cho biết, mặc dù "phần lớn các khách sạn ở Đông Nam Á ngày nay vẫn sử dụng máy chủ tại chỗ, trọng tâm của kế hoạch dịch chuyển lên đám mây của tập đoàn sẽ được áp dụng cho các khách sạn mới".
Accor quản lý hơn 5.100 khách sạn tại 110 quốc gia trên thế giới. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Accor có 1.200 khách sạn tại 22 quốc gia trong đó có nhiều khách sạn trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Họ đang điều hành nhiều thương hiệu, bao gồm Sofitel, Pullman, MGallery, Novotel, Mercure và Ibis... trong số này có các tài sản thuộc sở hữu của chính họ và cả tài sản của người khác nhưng thuê họ quản lý, điều hành.
Accor đã bắt đầu triển khai sáng kiến quản lý tài sản trên đám mây vào năm 2020 tại các khách sạn mới ở Thái Lan và Hàn Quốc.
Thách thức của hệ thống kế thừa
Hệ thống CNTT ở các khách sạn hiện tại sẽ được dịch chuyển lên đám mây dựa trên các đánh giá cho từng trường hợp cụ thể với các chủ khách sạn về ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư); nhiều khách sạn hiện vẫn đang phải khấu hao các khoản đầu tư tại chỗ. Phương pháp tiếp cận tại chỗ đi kèm với chi phí riêng khiến việc chuyển sang đám mây có thể bị trì hoãn. Với các hệ thống tại chỗ, "bạn sẽ phải thường xuyên chắp vá các hệ thống ở tất cả các khách sạn, làm tăng chi phí bảo trì tổng thể và dễ gặp phải rủi ro về an ninh", ông Nguyễn Triệu Khang cho hay.
"Hơn nữa, một số chủ khách sạn đang thúc đẩy việc sử dụng các ứng dụng nội bộ mà không có gì đảm bảo rằng theo thời gian, nó có thể hoạt động tốt với phần cứng và hệ điều hành tuân thủ các tiêu chuẩn của Accor, khiến các cuộc thảo luận đôi khi trở nên khó khăn hơn".
Ông Khang cũng cho biết thêm: "Không giống như châu Âu, Mỹ hoặc Trung Quốc - ở quy mô lớn với sự đồng nhất khá nhiều về tiền tệ, quy định, thuế, kết nối và ngôn ngữ - Đông Nam Á rất đa dạng về tất cả các khía cạnh này. Điều này làm cho việc áp dụng giải pháp, triển khai và bảo trì trở nên phức tạp hơn: yêu cầu về cấu hình và quy trình triển khai cũng phải được bản địa hóa cho mỗi quốc gia".
Việc chuyển sang các ứng dụng khách sạn dựa trên đám mây có thể làm giảm bớt đi đáng kể những thách thức này, bằng cách cung cấp phần cứng, hệ điều hành và ứng dụng phổ biến được lưu trữ trên đám mây.
Cách các trung tâm dữ liệu thúc đẩy đổi mới và chuyển đổi
Vẫn theo ông Khang: "Việc triển khai một giải pháp mới sẽ trở nên đơn giản hơn khi việc địa phương hóa - về tiền tệ, quản lý thuế, ngôn ngữ và các giải pháp khác - được thực hiện cho một quốc gia. Sau đó, phiên bản được bản địa hóa đó "có thể được áp dụng cho tất cả các khách sạn tại quốc gia ấy mà không phải quản lý việc thiết lập cho từng khách sạn một". Đó là những gì đã xảy ra vào năm 2020 tại Malaysia, khi Accor triển khai ứng dụng quản lý tài sản dựa trên đám mây cho các khách sạn tại quốc gia này.
Các vấn đề về di sản vẫn còn và hầu hết được xử lý thông qua cách tiếp cận cuối đời của từng hệ thống phần cứng và phần mềm. Thay vì thay mới phần cứng tại chỗ khi chúng kết thúc hợp đồng hoặc hết thời hạn, "chúng tôi khuyên các khách sạn nên chuyển sang các giải pháp đám mây khi có phiên bản đám mây của ứng dụng. Trong các trường hợp khác, không có giải pháp thay thế đám mây nào, chúng tôi sẽ hỗ trợ (tạo dịch vụ proxy) cho các ứng dụng kế thừa và cung cấp chúng thông qua Azure App Proxy của Microsoft", ông Khang chia sẻ.
Nhưng "chúng tôi sẽ cần xem xét các trường hợp ngoại lệ khi kết nối gặp phải vấn đề, ví dụ như các khu nghỉ dưỡng ở vùng sâu vùng xa. Bằng cách tiếp tục cung cấp các giải pháp tại chỗ hoặc có các kế hoạch liên tục để cho phép một khách sạn tạm thời hoạt động ngoại tuyến. Với sự tiến bộ không ngừng về kết nối trên toàn thế giới và sự phát triển của 5G, khó khăn này chắc chắn sẽ giảm dần theo thời gian", ông Khang cho biết.
Đường tới đám mây đang rộng mở
Hiện tại, việc dịch chuyển hệ thống CNTT lên đám mây tại bất kỳ khách sạn nào cũng đều diễn ra theo từng giai đoạn, không phải tất cả là cùng một lúc.
Có nhiều bên liên quan khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển dịch lên đám mây và có nhiều tinh chỉnh được thực hiện để phù hợp với môi trường CNTT của một quốc gia hoặc một khách sạn cụ thể. Khi triển khai hệ thống quản lý tài sản dựa trên đám mây, cần có các đánh giá sơ bộ để xác định các tác động đến môi trường CNTT cũng như kết nối.
Ông Nguyễn Triệu Khang cho biết: "Đây là quá trình triển khai liên tục các ứng dụng cần thiết khác nhau trong một khách sạn cho đến khi khách sạn đó có thể hoạt động 100% trên đám mây. Không có cách tiếp cận "Big Bang", mà là tiếp cận thí điểm trên các khách sạn khác nhau với các phương pháp thử nghiệm và học hỏi".
Accor cũng đang nỗ lực tạo ra một dịch vụ "khách sạn trên đám mây" tiêu chuẩn toàn cầu, sẽ đóng gói cả các ứng dụng đám mây và ứng dụng không đám mây. Gói này đã bắt đầu triển khai vào năm 2021. "Tham vọng của chúng tôi là giảm 80% khả năng phần cứng cho các khách sạn khi chúng tôi tăng cường cung cấp dịch vụ đám mây của mình".
Hiện tại, Accor đang sử dụng các dịch vụ đám mây khác nhau, bao gồm Amazon Web Services, Microsoft Azure và Google Cloud. Chiến lược đa đám mây đó có thể sẽ vẫn còn. Ông Khang nói: "Chúng tôi hiện đang củng cố chiến lược của mình để đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch sang đám mây và lựa chọn từng thời điểm thích hợp để sử dụng các dịch vụ đám mây khau nhau".
Trên đây là những trải nghiệm của Accor trong quá trình số hoá các qui trình quản lý tài sản từ phần cứng truyền thống dịch chuyển lên đám mây tại các khách sạn của họ ở Đông Nam Á. Hy vọng đây cũng sẽ là những thông tin bổ ích dành cho các doanh nghiệp đang chuẩn bị thực hiện các kế hoạch CNTT tương tự./.