Ấn Độ buộc tất cả người lao động phải dùng ứng dụng theo dõi tiếp xúc

Việt Đức (Vietnam+)| 04/05/2020 21:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Ấn Độ đã yêu cầu tất cả người lao động khu vực công và tư nhân sử dụng ứng dụng theo dõi liên lạc do chính phủ hỗ trợ và duy trì giãn cách cách xã hội trong các văn phòng.

Ấn Độ buộc tất cả người lao động phải dùng ứng dụng theo dõi tiếp xúc - Ảnh 1.

Ấn Độ đã yêu cầu tất cả người lao động khu vực công và tư nhân sử dụng ứng dụng theo dõi liên lạc kỹ thuật số do chính phủ hỗ trợ và duy trì giãn cách cách xã hội trong các văn phòng khi nước này bắt đầu nới lỏng một số biện pháp phong tỏa ở các khu vực ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi cho biết quốc gia dân số đông thứ hai thế giới sẽ kéo dài lệnh giãn cách xã hội trên toàn quốc thêm hai tuần nữa từ thứ Hai 4/5, nhưng cho phép nới lỏng đáng kể đi lại ở những khu vực có nguy cơ thấp.

Tháng trước, Ấn Độ đã ra mắt ứng dụng Aarogya Setu (Health Bridge), một hệ thống dựa trên Bluetooth và GPS để cảnh báo người dùng có thể đã tiếp xúc với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Việc sử dụng Aarogya Setu sẽ được quy định bắt buộc đối với tất cả người lao động, cả ở khối nhà nước lẫn  tư nhân, Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết trong một thông báo ngày 1/5.

Người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bảo đảm 100% người lao động sử dụng ứng dụng này.

Theo Bộ Công nghệ Ấn Độ, ứng dụng này đã được tải xuống khoảng 83 triệu lần trong một quốc gia có số người dùng điện thoại thông minh khoảng 500 triệu người.

Cũng theo Bộ Công nghệ Ấn Độ, ứng dụng này có thể giúp các cơ quan chức năng xác định các điểm nóng virus và nhắm mục tiêu tốt hơn cho các nỗ lực y tế. Dữ liệu thông tin của ứng dụng sẽ chỉ được sử dụng để quản lý các can thiệp y tế cần thiết.

Tuy nhiên, việc triển khai đại trà ứng dụng trên đang phải đối mặt với rào cản lớn khi có khoảng 400 triệu người dân Ấn Độ không có điện thoại thông minh và như vậy số này sẽ không được thụ hưởng những tiện ích của ứng dụng.

Theo trang worldometers.info, tính đến 11h ngày 4/5, Ấn Độ đã ghi nhận 42.533 ca nhiễm SAR-CoV-2, trong đó có 1.391 ca tử vong, hơn 11.775 trường hợp khỏi bệnh.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ buộc tất cả người lao động phải dùng ứng dụng theo dõi tiếp xúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO