APAC là khu vực hưởng ứng sản xuất thông minh mạnh mẽ nhất toàn cầu

AD| 07/07/2022 15:34
Theo dõi ICTVietnam trên

9 trên 10 tổ chức tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tin rằng sản xuất thông minh là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp (DN) trong tương lai.

Theo báo cáo State of Smart Manufacturing 2022 (tạm dịch: Báo cáo trạng thái sản xuất thông minh) của Plex Systems, đơn vị thuộc Rockwell Automation và là công ty chuyên cung cấp nền tảng sản xuất thông minh điện toán đám mây hàng đầu thế giới, các tổ chức tại khu vực APAC là những đơn vị hưởng ứng xu hướng sản xuất thông minh mạnh mẽ nhất trên toàn cầu. Đây là kết quả nghiên cứu thường niên lần thứ 7 của công ty, khảo sát hơn 300 nhà sản xuất trong nhiều ngành khác nhau bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ, thực phẩm và đồ uống, điện tử, hàng tiêu dùng, nhựa và cao su, gia công cơ khí chính xác,…

Các phát hiện của báo cáo cho thấy đại dịch đã phơi bày và làm trầm trọng thêm các vấn đề vốn đã tồn đọng từ lâu trong sản xuất. Thiếu nhân công lành nghề, tính cạnh tranh và gián đoạn chuỗi cung ứng là ba thách thức hàng đầu mà các tổ chức APAC phải đối mặt từ khi đại dịch bùng phát.

Nhận thức được điều đó, 9 trên 10 tổ chức (93%) tại khu vựcAPAC tin rằng sản xuất thông minh là chìa khóa thành công cho tương lai của DN.

Phần lớn các tổ chức có tư duy đầu tư sáng suốt tại APAC đang lên kế hoạch triển khai tự động hóa các quy trình kinh doanh, thực thi quy trình tự động và lập kế hoạch chuỗi cung ứng.

Ông Steven Chiu, Trưởng bộ phận bán hàng khu vực APAC của Plex Systems cho biết: "Lĩnh vực sản xuất tại châu Á đã hứng chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch và các cuộc khủng hoảng toàn cầu như bất ổn dân sự ở Đông Âu. Với vị thế là trung tâm sản xuất chủ chốt trên toàn cầu khi chiếm gần một nửa sản lượng sản xuất trên toàn thế giới, các nền kinh tế APAC hiện đang dựa vào các lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy phục hồi sau đại dịch".

"Việc áp dụng các giải pháp sản xuất thông minh như công nghệ điện toán đám mây đã trở thành yếu tố sống còn để các tổ chức APAC duy trì được khả năng cạnh tranh và tiếp tục phát triển. Các tổ chức trong khu vực đang dồn nguồn lực vào việc sử dụng công nghệ để giải quyết cũng như cải thiện kết quả kinh doanh thực tế", ông Steven Chiu nhấn mạnh.

APAC là khu vực hưởng ứng sản xuất thông minh mạnh mẽ nhất toàn cầu - Ảnh 1.

(Hình minh họa)

Theo báo cáo, tốc độ ứng dụng sản xuất thông minh đang ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Đến cuối năm 2022, 75% tổ chức sẽ ứng dụng một số thành phần của sản xuất thông minh. Công nghệ và tự động hóa đang là động lực khai mở kỷ nguyên sản xuất mới và tốc độ ứng dụng sản xuất thông minh sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ứng dụng sản xuất thông minh đã tăng 50% trên toàn cầu vào năm 2021 và những công nghệ mới này hiện đang giải quyết nhiều thách thức lớn nhất của ngành công nghiệp.

Tất cả các thành phần sản xuất được hơn một nửa tổ chức tham gia khảo sát coi là yếu tố quan trọng. Trên khắp các khu vực, bao gồm cả khu vực APAC, hệ thống điều hành sản xuất (MES) (69%) được xếp hạng là sáng kiến sản xuất thông minh/quan trọng nhất. Đứng vị trí số hai là hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và quản lý hiệu suất tài sản, theo sau là hệ thống quản lý chất lượng (QMS) và lập kế hoạch chuỗi cung ứng (SCP).

Ông Steven Chiu nhận định: "Một chiến lược công nghệ có thể nhân rộng giúp chúng ta từng bước áp dụng các giải pháp và đạt được giá trị nhanh chóng. Khi các nhà sản xuất tìm cách kết hợp nhiều quy trình và giải quyết những thách thức ngày nay nghĩa là họ đang rất coi trọng việc sử dụng công nghệ thông minh để giải quyết và cải thiện kết quả kinh doanh thực tế".

Học máy và trí tuệ nhân tạo (AI) là những công nghệ chính được các tổ chức lên kế hoạch sử dụng trong 5 năm tới. Trên phạm vi toàn cầu, các tổ chức chủ yếu sử dụng dữ liệu cho mục đích lập kế hoạch, chẳng hạn như lập kế hoạch/lịch trình sản phẩm (46%) và tối ưu hóa quy trình (44%), trong khi 54% các tổ chức APAC chủ yếu sử dụng dữ liệu đã thu thập được để ứng dụng AI.

Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy hơn 50% tổ chức APAC đang sử dụng điện toán đám mây để giảm thiểu rủi ro. Những chiến lược phổ biến nhất của các công ty APAC để giảm thiểu rủi ro là áp dụng công nghệ điện toán đám mây, quản lý rủi ro an ninh mạng và tham vấn các vấn đề tuân thủ/quy định với chuyên gia./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
APAC là khu vực hưởng ứng sản xuất thông minh mạnh mẽ nhất toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO