ASEAN cần đoàn kết để đối phó với đại dịch Covid-19

Ánh Dương| 30/03/2020 17:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại dịch Covid-19 bùng nổ và gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng mọi mặt trên toàn thế giới, và ASEAN cũng không phải ngoại lệ.

Tính đến sáng ngày 30/3, tổng cộng đã có hơn 700.000 ca nhiễm Covid-19 và hơn 34.000 người tử vong trên toàn thế giới. Hệ thống quốc tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các quốc gia hạn chế nhập cảnh và toàn cầu hóa đi xuống. Mỗi quốc gia trên thế giới có những cách ứng phó với đại dịch khác nhau. 

Tuy nhiên, Đông Nam Á là một khối hợp tác khu vực. Do vậy, ASEAN cần phải thể hiện rõ vai trò trung tâm của mình và cùng hợp tác để chống lại cuộc khủng hoảng này.

Trải qua hàng loạt vấn đề quốc tế lớn nhỏ khác nhau trong hơn 52 năm, khả năng phục hồi của ASEAN là điều đã được khẳng định. Hai thập kỷ đầu tiên bị bao vây bởi sự phân chia ý thức hệ giữa Đông Dương và phần còn lại. 

Nhưng kể từ đó, ASEAN đã biến mình thành trung tâm chủ nghĩa ở khu vực châu Á, đóng vai trò thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng cách thiết lập một loạt phương tiện hợp tác và các cơ chế - từ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989 đến Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN gần đây.

Tuy nhiên, ASEAN chưa bao giờ phải đối mặt với vấn đề nào như đại dịch Covid-19. Đây là một cuộc khủng hoảng y tế công cộng toàn cầu đang lan rộng nhanh chóng trong khu vực có hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa thật sự tốt.

ASEAN cần đoàn kết để đối phó với đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Quân đội Thái Lan khử trùng đường phố Bangkok hôm 21/3. (Ảnh: AFP)

Đến nay, các ca nhiễm của Thái Lan đã tăng lên con số hơn 1.500, trong khi đó Malaysia đã gần đạt ngưỡng 2.500, Indonesia và Philippines cũng đã vượt con số hơn 1.000 ca nhiễm, cùng một số ít ca nhiễm ở Lào và Myanmar. Một điểm sáng chính là tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở ASEAN vẫn thấp hơn so với quốc tế, chỉ khoảng 3 - 4%.

Có một vấn đề đặt ra là những con số được công bố này có thể dưới mức thực tế, và có thể sẽ tăng lên báo động trong những tuần tới. ASEAN, 660 triệu dân với một cộng đồng kinh tế đầy tham vọng, Covid-19 thực sự là mối nguy hiểm hiện hữu.

Dựa trên thực tế, các số liệu và những xu hướng, sẽ không còn quá xa khi ước tính rằng hàng triệu người trong ASEAN có thể sẽ mắc Covid-19. Sẽ có nhiều ca tử vong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các nước như Campuchia, Lào và Myanmar, trở nên quá tải.

Những tham vọng của ASEAN có thể trở nên vô ích nếu không kiểm soát được đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đang lây lan mạnh trong các quốc gia Đông Nam Á. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này mới chỉ là khởi đầu, vì tác động của nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa chính trị,… của cả khu vực.

So với cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 - 1998, Covid-19 thực sự có thể mang đến điều tồi tệ hơn nhiều. Trước đây, các nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia, có thể trông cậy vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ để phục hồi kinh tế. Nhưng lần này thì khác, thị trường toàn cầu sẽ không sẵn sàng và nhu cầu sẽ không đủ để thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi của ASEAN.

Do đó, những gì ASEAN cần làm là sự minh bạch và phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Các quốc gia thành viên trong khối phải minh bạch về số lượng các ca nhiễm và cần phải xét nghiệm trên diện rộng. 

Một số quốc gia ASEAN đã áp dụng biện pháp phong tỏa, hạn chế nhập cảnh để làm chậm sự lây lan của Covid-19, nhưng điều này cần được xem xét sao cho phù hợp và chỉ nên diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không, những tuyên bố của ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực y tế - một phần nằm trong Tầm nhìn ASEAN 2025 sẽ coi như không thành công.

ASEAN cần đoàn kết để đối phó với đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Người dân ngồi nghỉ tại một đài phun nước ở Singapore thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách an toàn để chống dịch Covid-19. (Ảnh: Strait Times)

Singapore đã đi đầu trong công tác đối phó với dịch bệnh bằng cách sớm áp đặt biện pháp hạn chế đi lại và các biện pháp giãn cách xã hội. Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, cũng đã cố gắng đi đầu trong kiểm soát dịch, đã chế tạo thành công và xuất khẩu các bộ dụng cụ thử nghiệm Covid-19.

Để các nước thành viên ASEAN được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế và có thể ngăn chặn được sự bùng phát của dịch bệnh thì cần có những hành động giúp đỡ các nước láng giềng khác đang gặp khó khăn. Bởi giữa các quốc gia thành viên trong khối có sự chênh lệch và bất bình đẳng nhất định. Covid-19 có thể gây ra những thiệt hại lớn trên khắp Đông Nam Á. Do đó, ASEAN cần phải phản ứng như một khối hợp tác đoàn kết và thống nhất.

ASEAN cần phải nắm bắt được 3 thách thức. Đầu tiên, mỗi thành viên ASEAN phải minh bạch và nghiêm ngặt trong việc thông tin và giải quyết các trường hợp nhiễm Covid-19 bên trong nước mình. Tiếp theo, toàn bộ các nước ASEAN phải phòng, chống dịch Covid-19 như một khu vực thống nhất, thông qua chia sẻ thông tin và phối hợp chính sách hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh quay trở lại. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ASEAN phải tìm mọi cách không để các nước bên ngoài lợi dụng dịch bệnh để chia rẽ ASEAN.

Giải quyết một cách thẳng thắn và chắc chắn các vấn đề trên, ASEAN có thể chiến thắng được đại dịch và hoàn thành được các mục tiêu đề ra.

Chiều 26/3, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen về phối hợp giữa Việt Nam với Lào và Campuchia trong ứng phó với đại dịch Covid-19.

Trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa ba nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo, Chính phủ Việt Nam quyết định hỗ trợ Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia các trang thiết bị y tế cần thiết với trị giá 100.000 USD cho mỗi nước, ngoài hỗ trợ trực tiếp của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cho các đối tác Lào và Campuchia.

Đồng thời, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cử chuyên gia y tế sang hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống dịch nếu Lào và Campuchia có yêu cầu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn ba nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong ASEAN, thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất như nêu tại Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về phòng chống Covid-19.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
ASEAN cần đoàn kết để đối phó với đại dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO