Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đã coi việc xây dựng, quảng bá hình ảnh như một chiến lược sức mạnh mềm quan trọng nhằm nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Hợp tác giữa EU và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được kỳ vọng sẽ phần nào khắc phục các vấn đề trong chuỗi cung ứng quốc tế, khởi động lại tiến trình toàn cầu hóa đang suy giảm.
Cuốn từ điển này thể hiện sự đảm bảo đối thoại và là cầu nối giữa thế giới nói tiếng Tây Ban Nha và Việt Nam, giúp thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và phục vụ truyền bá kiến thức lẫn nhau để hiểu nhau hơn, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế, ngoại giao và du lịch.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT việc tích luỹ kinh nghiệm, năng lực công nghệ sau 20 năm làm việc tại nước ngoài giúp FPT trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao.
Kinh tế ban đêm, một khái niệm mới được biết đến và nhận được sự chú ý tại Việt Nam. Mô hình này vẫn chỉ đang được nhen nhóm tại các thành phố lớn mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích đáng kể đi kèm với việc phát triển các ngành dịch vụ và du lịch. Do đó, kinh tế ban đêm cần được mở rộng trong tương lai.
Văn hóa vốn được coi là một nền văn minh đặc trưng của một quốc gia, dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ, tác động mạnh mẽ tới kinh tế, an ninh, chính trị. Trong hợp tác quốc tế, văn hóa được coi là một phương sách thể hiện sự hội nhập. Khi ASEAN được thành lập, một trong ba trụ cột được nhắc đến là Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
Giải thưởng nhằm tìm kiếm, hỗ trợ và vinh danh các gương mặt đại diện (đại sứ hình ảnh thương hiệu) của các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên toàn quốc, DN có nhiều nỗ lực trong ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và ĐMST vào giải quyết các vấn đề của xã hội.
Đổi mới phương thức quản lý cư trú cho công dân sẽ góp phần đổi mới quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh con người và an ninh trật tự theo hướng hiện đại trong thời kỳ hội nhập
Việc các tỉnh, thành phố, địa phương triển khai hệ thống Trung tâm điều hành thông minh (IOC) đang được xem là một bước đi quan trọng và ưu tiên hàng đầu, giúp hình thành, xây dựng một hệ thống kết nối toàn diện từ chính phủ tới các địa phương, qua đó giải quyết các bài toán tại các đô thị và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) được xem là xu hướng tất yếu nếu các doanh nghiệp (DN) muốn phát triển và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua, một số DN tại Bình Phước đã bắt đầu ứng dụng các giải pháp CNTT, tự động hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD).
Để phát triển và hưởng lợi từ nền kinh tế số, các quốc gia cần có một tiếp cận chính sách phù hợp để quản trị dòng dữ liệu cá nhân xuyên biên giới một cách an toàn, tin cậy.
Cuốn sách "Lời khuyên dành cho thầy cô" (Beyond Teaching) của GS. John Vu đã gửi đến độc giả nhiều lời khuyên, góc nhìn thú vị về nghề dạy học trong thời đại toàn cầu hóa, cùng những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu kiến tạo thế hệ Việt Nam ưu việt trong tương lai.
"Giờ đây chuyển đổi số (CĐS) là bắt buộc, do vậy, các doanh nghiệp (DN) cần phải thực hiện nhiệm vụ này - coi là sứ mệnh, nghĩa vụ bắt buộc để thích ứng với những đòi hỏi khách quan của thời đại, yêu cầu của sản xuất, nhất là trong giai đoạn phục hồi những khó khăn do ảnh hưởng từ COVID-19 để hướng đến tương lai tươi sáng, sự bền vững".
Hầu hết mọi lĩnh vực đều chịu tác động của toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), nhưng các lĩnh vực liên quan thông tin, kỹ thuật, văn hóa, tư tưởng, kết nối cộng đồng... như truyền thông đại chúng, truyền thông đối ngoại, ngoại giao văn hóa (NGVH) càng cần được lưu ý vì tính truyền phát nhanh, rộng rãi, tức thời đến mọi tầng lớp công chúng.
Cuốn sách "Văn hóa tôn giáo với sự phát triển của xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do Nhà xuất bản (NXB) Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản, nhằm đáp ứng được việc vận dụng quan điểm của của Đảng về tôn giáo trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hôm nay.