ASEAN khởi động Hiệp định khung về Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (DEFA)
Mới đây ngày 3/9 các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã khởi động đàm phán về Hiệp định Khung Kinh tế số ASEAN (DEFA). Khẳng định sự hợp tác mạnh mẽ giữa các nước ASEAN trong việc thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số ở khu vực.
Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (DEFA) được coi là Hiệp định Kinh tế số, Kỹ thuật số toàn khu vực lớn đầu tiên trên thế giới. Cuộc họp cũng thông qua Khung đàm phán DEFA (ASEAN Digital Economy Framework Agreement), trong đó sẽ hướng dẫn các cuộc đàm phán của DEFA bằng cách thực hiện các mục tiêu và nguyên tắc đàm phán, xem xét các lĩnh vực sẽ được đàm phán và đặt ra quy trình và khung thời gian đàm phán.
Các cuộc đàm phán ASEAN DEFA được diễn ra sau khi nghiên cứu DEFA ASEAN được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 55 tại Semarang, Indonesia vào ngày 19/8/2022. Nghiên cứu đã xác định 9 yếu tố cốt lõi, bao gồm: thương mại số, thương mại điện tử xuyên biên giới, an ninh mạng, ID số, thanh toán số, luồng dữ liệu xuyên biên giới và các chủ đề mới dự kiến sẽ được đề cập trong các cuộc đàm phán của DEFA.
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế của Indonesia Airlangga Hartarto cho biết khu vực sẽ nỗ lực hướng tới hoàn thành các cuộc đàm phán DEFA của ASEAN vào năm 2025 và cam kết tạo ra một hệ sinh thái số bền vững và toàn diện.
Ông Airlangga Hartarto cho biết: “Thật vinh dự khi được trải nghiệm cột mốc quan trọng này với tất cả các bạn và tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với từng quốc gia thành viên ASEAN”. DEFA tìm cách trao quyền cho các doanh nghiệp và các bên liên quan trong toàn khu vực thông qua thúc đẩy tăng trưởng thương mại, tăng khả năng tương tác, tạo môi trường trực tuyến an toàn và tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).
Bộ trưởng Airlangga cho hay nhiều sáng kiến ưu tiên kinh tế (PED) của Chủ tịch ASEAN Indonesia năm 2023 đã hoàn tất và có thể chuyển giao để hỗ trợ các MSME và thương mại điện tử. Cho đến nay, việc hài hòa hóa các chính sách, trong đó có luồng dữ liệu liên quan đến DEFA, vẫn đang được thực hiện.
Tổng thư ký ASEAN TS. Kao Kim Hourn cũng nhấn mạnh việc khởi động đàm phán DEFA là một trong những thành tựu đáng chú ý nhất trong năm Chủ tịch ASEAN của Indonesia. TS. Kao cũng nhấn mạnh rằng DEFA mạnh mẽ, tiên tiến và hướng tới tương lai dự kiến sẽ bổ sung tới 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế số khu vực vào năm 2030, củng cố tính năng động và khả năng cạnh tranh của khu vực trong nền kinh tế toàn cầu.
Ủy ban đàm phán DEFA ASEAN (NC) do Thái Lan làm chủ tịch và bao gồm các nhà đàm phán chính từ 10 quốc gia thành viên ASEAN. ASEAN DEFA NC có trách nhiệm chung trong việc đàm phán các điều khoản DEFA dựa trên các nguyên tắc, quy trình và mốc thời gian được xác định trong Khung đàm phán DEFA của ASEAN. Cuộc họp đầu tiên của ASEAN DEFA NC dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2023. Các cuộc họp tiếp theo sẽ được tiến hành vào năm 2024 và 2025, nhằm kết thúc các cuộc đàm phán DEFA ASEAN vào năm 2025.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cũng cho biết thêm tính đến thời điểm này, 11 PED của Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023 đã được hoàn tất, trong khi 5 PED còn lại sẽ tiếp tục được triển khai để hoàn tất trong quý IV/2023.
ASEAN tầm nhìn đến năm 2045 với tiêu chí “ASEAN phục hồi, đổi mới, năng động và lấy con người làm trung tâm”, các bộ trưởng nhất trí rằng văn kiện này cần bao gồm 4 yếu tố là hội nhập kinh tế khu vực, chuyển đổi và đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế bền vững và sự sẵn sàng thay đổi của người dân.