Bá Thước, Thanh Hóa: Đổi thay trên vùng đất nghèo 30A

Ngọc Minh| 04/05/2020 14:19
Theo dõi ICTVietnam trên

Từng là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nhì cả nước, chiếm hơn 50% tổng dân số thế nhưng nhờ những giải pháp giảm nghèo đồng bộ mà tỷ lệ hộ nghèo nơi đây giảm rõ rệt.

Hơn 70% số hộ được nhận hỗ trợ thoát nghèo

Gia đình anh Cao Văn Hải, 40 tuổi, ở thôn Quyết Thắng (Thiết Ống, Bá Thước, Thanh Hóa) – một hộ nghèo kinh niên từ đời ông bà, cha mẹ nên anh rất thấm cái nghèo, cái đói. Dù đã rất nỗ lực nhưng gia đình vẫn không thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Mãi tới năm 2015, khi gia đình anh Hải được Nhà nước hỗ trợ một con bò giống sinh sản, cuộc sống gia đình anh chuyển sang một trang mới.

"Lần đầu tiên gia đình tôi có một tài sản là con bò trị giá hơn 10 triệu đồng mà có nằm mơ tôi cũng không nghĩ tới. Kể từ khi được tặng bò, vợ chồng tôi phấn khởi lắm, thế nên càng quyết tâm làm ăn, chăn nuôi bò để gây dựng kinh tế" - anh Hải tâm sự.

Sau 5 năm gia đình anh đã nhân giống thêm được 2 con bò. Hiện tại anh có 3 con bò cái sinh sản, 2 trong số 3 con đó đang mang thai, chỉ ra Tết thôi là sẽ đẻ. Như vậy, đàn bò của anh sẽ được nâng lên tổng 5 con.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Hải cho biết: "Bây giờ vợ chồng tôi vẫn đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy để lấy tiền lo cho cuộc sống hàng ngày. Riêng đàn bò tôi không bán mà sẽ nhân giống, nuôi đẻ, sau này nâng được số lượng lên thì sẽ tính đến việc bán để lấy chút vốn làm ăn, xây nhà cửa" - anh Hải nói.

Nhờ có sự hỗ trợ và nỗ lực của bản thân, tháng 9 vừa qua gia đình anh Hải vừa được ra khỏi danh sách hộ nghèo. Đây là động lực để gia đình vươn lên làm kinh tế, khá giả.

Bá Thước, Thanh Hóa: Đổi thay trên vùng đất nghèo 30A - Ảnh 1.

Anh Cao Văn Hải cùng đàn bò sinh sản 3 con. (Ảnh: Ngọc Minh)

Không chỉ anh Hải, anh Phạm Văn Hạnh (33 tuổi) ở thôn Quyết Thắng cũng được hỗ trợ bò sinh sản để giảm nghèo. Nhờ có chiếc đòn bẩy thoát nghèo, gia đình anh Hạnh đã vươn lên thành gia đình khá giả. Từ một con bò giống, anh đã nhân giống đàn bò lên tới 6 con, bán 2 con còn 4 con. Số tiền bán bò anh đã vay mượn thêm mua xe ô tô chạy taxi. Vợ đi làm công nhân, chồng lái taxi và chăn nuôi, nên giờ thu nhập của gia đình anh Hạnh thuộc diện khá giả trong thôn Quyết Thắng. Trung bình mỗi tháng gia đình cũng thu được từ 10 - 12 triệu đồng.

Hỗ trợ cây, con mang lại hiệu quả giảm nghèo cao

Ông Nguyễn Văn Tâm - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước cho biết, do đặc thù là huyện nghèo, kinh tế lại dựa vào nông - lâm nghiệp là chính vì vậy địa phương xác định để hỗ trợ giảm nghèo cho người dân thì chỉ có cách phát triển kinh tế nông nghiệp.

Với phương châm "trao cần câu không trao con cá", nhiều năm qua huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã đưa ra những giải pháp giảm nghèo một cách bền vững, toàn diện.

Chính bởi vậy, huyện xác định, để giảm nghèo tập trung nhiều vào việc hỗ trợ giống cây con để phát triển kinh tế, kèm theo đó là tăng cường cơ sở hạ tầng như: Trường, đường, trạm y tế... và cả nhà ở cho hộ gia đình gặp khó khăn về nhà ở.

"Trong số các chương trình hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, huyện đã đánh giá và nhận thấy các chương trình hỗ trợ giống cây - con, đặc biệt hỗ trợ giống bò là hiệu quả nhất" – ông Tâm nói.

Theo ông Tâm có tới 70% số hộ nhận được hỗ trợ bò thoát nghèo năm 2015 là 69%. Ngoài ra chương trình hỗ trợ giống cây, để giúp phát triển và bảo vệ rừng bền vững cũng là chương trình mang lại cơ hội giảm nghèo hiệu quả cho người dân.

Song song với việc đẩy mạnh hỗ trợ để bà con phát triển sinh kế, địa phương cũng tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng như: Điện - đường - trường - trạm y tế nhằm hỗ trợ người dân tiệm cận với cuộc sống khá hơn.

Bá Thước, Thanh Hóa: Đổi thay trên vùng đất nghèo 30A - Ảnh 2.

Trạm Y tế xã Kỳ Tân đang phát huy hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. (Ảnh: Ngọc Minh)

Mặc dù mới đưa vào hoạt động hơn một năm nhưng Trạm Y tế xã Kỳ Tân đã được rất nhiều người dân nghèo tín nhiệm. Bác sĩ Hà Thị Dung - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kỳ Tân cho biết, cán bộ y tế Trạm rất phấn khởi vì được làm việc trong một môi trường sạch đẹp, khang trang. Thêm vào đó, Trạm còn được hỗ trợ phương tiện máy móc hiện đại như: máy siêu âm màu, máy hút đờm... nên người dân đã tin tưởng tới thăm khám, điều trị nhiều hơn. Trung bình mỗi tháng, Trạm thăm khám cho hơn 400 - 500 lượt người.

"Trước đây nhiều người dân chỉ thích lên tỉnh, lên huyện khám bệnh nhưng giờ đây bà con đã yên tâm tới Trạm khám và điều trị bệnh với những bệnh thông thường hoặc sinh đẻ... Thêm vào đó, bà con cũng nhận thức được có bệnh là phải đi khám, không còn tự ý lấy thuốc nam về uống như trước" - bác sĩ Dung nói.

"Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi của người nghèo, địa phương và cả đối tác hỗ trợ mà đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bá Thước chỉ còn hơn 7%. Bình quân giảm 4,6%, giảm từ 52% (năm 2015) xuống còn 7,26% (năm 2019), hộ cận nghèo còn 20,98%. Toàn huyện phấn đấu trong năm 2020 sẽ thoát khỏi danh sách huyện nghèo 30A".

Ông Lê Phú Hiền - Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bá Thước (Thanh Hóa)

Bài liên quan
  • Giảm nghèo thông tin
    Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, có xác định các mục tiêu “Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin”.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bá Thước, Thanh Hóa: Đổi thay trên vùng đất nghèo 30A
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO