Ba trụ cột xây dựng chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Bích Hồng| 14/12/2021 19:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa chuyển đổi số vào nhiệm vụ trọng tâm, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch – trách nhiệm – bền vững”.

Chiều 14/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ và quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Chuyển đổi số; Phiên họp Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Bộ đã đưa chuyển đổi số vào nhiệm vụ trọng tâm của ngành, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch – trách nhiệm – bền vững”. Nhiệm vụ chuyển đổi số ngành nông nghiệp được xây dựng trên 3 trụ cột: bộ số, kinh tế nông nghiệp số và nông thôn số, nông dân số.

Thời gian qua, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã được áp dụng trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương.

Đại dịch COVID-19 là cú hích mạnh mẽ cho chuyển số trong nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ số trong chuỗi cung ứng, sản xuất, chế biến, thị trường nông sản diễn ra rất nhanh trên phạm vi toàn quốc, động chạm cùng lúc tới các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Nhưng cách triển khai, tiếp cận rời rạc đã nảy sinh các vấn đề.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu từ nông dân và phải dựa trên nền tảng số, dữ liệu số. Mọi chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn doanh nghiệp, hợp tác xã và mọi nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, người đứng đầu phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, cách làm phù hợp, bám sát thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh của nền nông nghiệp Việt Nam để đạt hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng và mang lại lợi ích cho nhiều nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Chuyển đổi số tác động đến tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, người dân, doanh nghiệp nên phải bắt tay thực hiện ngay để tạo ra hệ thống tổng thể, liên thông từ Bộ đến cơ sở, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách, cơ chế quản lý, điều hành; xây dựng chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược lồng ghép nội dung về chuyển đổi số nông nghiệp; tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh trên cả nước.

Ban Chỉ đạo chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, thực hiện số hóa trong từng lĩnh vực chuyên ngành. Các lĩnh vực ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác; xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”.

Chia sẻ về lĩnh vực trồng trọt, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết việc nắm bắt về tình hình trồng trọt, sử dụng đất đai hiện còn khó khăn. Nếu được số hóa thì việc nắm bắt  thông tin trên sẽ kịp thời, chính xác.

Về quản lý và cấp mã số vùng trồng sẽ xây dựng hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng; số hóa quy trình cấp mã số vùng trồng. Việc này sẽ được giao địa phương nên địa phương cần chủ động. Ông Nguyễn Như Cường kiến nghị cần xây dựng một phần mềm chung tránh mỗi địa phương làm một kiểu. Bên cạnh đó, địa phương cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn tạo động lực cho người dân tham gia.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt nhằm kết nối cơ sở dữ liệu về sản xuất, thị trường với vùng trồng. Năm 2022, ngành trồng trọt đặt mục tiêu xây dựng giải pháp số hóa quy trình cấp, quản lý mã số vùng trồng, bao gồm: thiết kế chi tiết, xây dựng cơ sở dữ liệu, đề xuất hạ tầng, xây dựng phần mềm; triển khai, đánh giá; đào tạo, tập huấn, chuyển giao.

Các năm tiếp theo sẽ ứng dụng AI, IoT, Bigdata… tự động hóa quy trình, liên thông với các hệ thống khác của Bộ; tự động phân tích, cảnh báo, dự báo về sản xuất, thị trường…, ông Nguyễn Như Cường cho biết.

Cũng tại Lễ công bố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ngày 19/8 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Ngày Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số và hành động đồng bộ ở các cấp với sự tham gia của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành thực hiện thắng lợi chương trình chuyển đổi số quốc gia./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Ba trụ cột xây dựng chuyển đổi số ngành nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO