Bắc Giang: Bước chuyển mình lớn trong phát triển kinh tế

Đỗ Thêu| 01/10/2022 14:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Đầu năm 2022, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và khó lường trên cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Tuy nhiên, với sự vào cuộc chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và kịp thời của Lãnh đạo tỉnh cùng các ngành, các cấp nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm của tỉnh đạt được bước đột phá, nằm trong tốp dẫn đầu cả nước.

Theo số liệu báo cáo của tỉnh, nhìn chung các ngành đều có sự chuyển biến mạnh đẩy mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) tháng 9 duy trì ở mức cao 23,9% (9 tháng năm 2021 tăng 5,5%), trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 34,72%; dịch vụ tăng 7,32%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,57%; thuế sản phẩm tăng 6,71%; ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 60,8%, sản xuất đồ uống tăng 87,8%, sản xuất thiết bị điện tăng 35,1%; sản xuất trang phục tăng 6,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 6,2%...

Để đạt được những kết quả trên là do tỉnh luôn bám sát thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, triển khai hiệu quả các chính sách thích ứng linh hoạt, tạo điều kiện nhanh nhất về mặt thủ tục hành chính theo hình thức chuyển đổi số và hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh giúp các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, thành lập tổ công tác rà soát và giải quyết tức thời những khó khăn, vướng mắc mà DN gặp phải để các DN yên tâm đầu tư và mô rộng quy mô hoạt động sản xuất.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Bắc Giang, các DN trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty TNHH Đồ gia dụng Blue&Green, Khu Công nghiệp Quang Châu cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, một DN với bao đơn đặt hàng xuất khẩu sang các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia và các DN, tập đoàn lớn ở Việt Nam với các đối tác và 200 công nhân nhưng hoạt động cầm chừng, phải chia ca nhỏ và giữ đúng khoảng cách an toàn để phòng dịch bệnh, nhiều công nhân xin nghỉ việc về quê… khiến mọi thứ đều bấp bênh. Năm nay, nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện kết nỗi, tiếp cận nhiều đối tác nên doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 100 tỷ đồng. Dự kiến vào đầu năm 2023 Công ty vận hành dây chuyền mới tại khu công nghiệp (KCN) Vân Trung.

Cùng quyết tâm vực dậy kinh tế sau dịch bệnh, Công ty TNHH BOI chuyên sản xuất linh kiện điện tử, bản mạch, thiết bị đo lường, hiện DN có 400 lao động, tăng 100 lao động so với năm trước. Công ty đang đầu tư mở rộng quy mô tại KCN Việt Hàn với số vốn khoảng 12,6 triệu USD. Công ty sẽ sản xuất thêm một số sản phẩm mới, tăng số công nhân lên 3 - 4 lần so với hiện tại.

Tại Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) không khí làm việc đang rất hối hả trở lại. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn vì chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá nhiên liệu, nguyên liệu tăng cao, nhưng đơn hàng của công ty vẫn ổn định. Ở trong nhà máy, có cả phòng thiết kế thời trang, một chỉ dấu cho thấy công ty đang từng bước chuyển từ gia công thuần túy sang thực hiện các công đoạn có giá trị gia tăng cao (FOB, thiết kế thời trang, hướng đến thị trường nội địa...).

Nhờ tỉnh Bắc Giang có những chính sách và sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển, nhiều doanh nghiệp đã trở lại ổn định sản xuất và đầu tư mở rộng quy mô như Công ty TNHH Fuhong Precision component; Công ty TNHH Samkwang vina, Công ty TNHH Công nghệ Lens Việt Nam; Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology… 

Sau một thời gian ổn định các điều kiện quay trở lại sản xuất, các DN hoạt động hết công suất, tăng ca để hoàn thiện đơn hàng đúng hợp đồng, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Sản xuất công nghiệp do vậy tiếp tục duy trì đà phục hồi mạnh, làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm nay tăng 44,2% so với cùng kỳ.

Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: "Để hỗ trợ DN hiệu quả, UBND tỉnh Bắc Giang không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp thủ tục hành chính nhanh gọn và tạo điều kiện mở rộng đối tác sản xuất để thuận lợi cung cầu mà còn xây dựng tổ công tác cần rà soát, phân loại từng nhóm vấn đề kiến nghị, khó khăn của DN. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp sát thực, tháo gỡ kịp thời, xử lý nhanh những vụ việc, tình huống mà DN gặp phải"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
Đừng bỏ lỡ
Bắc Giang: Bước chuyển mình lớn trong phát triển kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO