Bắc Giang: Nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử

Trần Minh Chiêu, Phạm Thị Lâm| 15/11/2019 12:28
Theo dõi ICTVietnam trên

9 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt 1.628 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 53,5 tỷ đồng; hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng Cổng thông tin điện tử của tỉnh và 40 Cổng thành phần của các sở, ngành và UBND cấp huyện. Toàn tỉnh có 2.297 Thủ tục hành chính, trong đó 1.297 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 1, 2; 612 DVCTT mức độ 3; 106 DVCTT mức độ 4.

Hiệu quả đạt được trong chiến lược phát triển

CNTT Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang đang thực hiện chuẩn hóa hệ thống phần mềm Một cửa điện tử và xây dựng Cổng DVCTT tỉnh Bắc Giang; xây dựng phần mềm số hóa, bản đồ hóa hệ thống thông tin cơ bản của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo; mua sắm thiết bị nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu (THDL) năm 2019; nâng cấp, tích hợp các hệ thống với phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành công việc (QLVB&ĐHCV); triển khai chương trình mục tiêu số hóa tài liệu về CNTT năm 2019; Cấu hình kết nối liên thông, kiểm tra gửi nhận liên thông giữa các hệ thống QLVB&ĐHCV của tỉnh với trục liên thông của tỉnh và Trục liên thông Chính phủ. Hiện tại các sở, huyện trong tỉnh đã kết nối và gửi nhận được lên trục liên thông Quốc gia; thực hiện việc tích hợp phần mềm QLVB & ĐHCV với phần mềm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao; phần mềm quản lý tài liệu cuộc họp; Chữ ký số trên thiết bị di động; nâng cấp, bổ sung một số chức năng phần mềm theo yêu cầu mới của Chính phủ; hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm quản lý dự án đầu tư có sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Việc duy trì ổn định hệ thống phần mềm Một cửa điện tử đã triển khai đến 19/20 sở, ngành, 10/10 huyện, thành phố và 230/230 xã, phường, thị trấn. Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh phối hợp với các đơn vị khai trương và công bố chính thức sử dụng hệ thống Zalo vào cải cách thủ tục hành chính, vận hành ứng dụng Zalo trong giải quyết thủ tục hành chính tại 15 sở, ngành; xây dựng đánh giá 2 trang dịch vụ công: dichvucong.bacgiang.gov.vn, hcc.bacgiang.gov.vn theo Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017; phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết hạng mục kết nối, trao đổi dữ liệu của phần mềm Một cửa điện tử tỉnh Bắc Giang với phần mềm cấp mã số đơn vị có sử dụng ngân sách của Bộ Tài chính; ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;xây dựng phần mềm thu thập và phân tích Log hỗ trợ giám sát an toàn thông tin tại Trung tâm THDL tỉnh; tổ chức ký hợp tác giữa Sở với Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ Thông tin và Truyền thông về triển khai IPv6 và một số nội dung liên quan đến CNTT, quản lý tên miền trên địa bàn tỉnh;tổ chức Hội nghị giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động phục vụ giám sát, đảm bảo ATTT trục liên thông văn bản quốc gia.

Nghị quyết số 433-NQ/TU tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện đối với phát triển CNTT đến năm 2025

Ngày 4/5/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 433-NQ/TU về “Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025”. Trên cơ sở đó, Bắc Giang đã xác định ba nhiệm vụ đột phá về chiến lược phát triển CNTT gồm:

1-Triển khai có hiệu quả, đồng bộ các chương trình ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, cung cấp các DVCTT, dịch vụ bưu chính chuyển phát đảm bảo chất lượng tốt để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

2- Ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết trên một số lĩnh vực phục vụ người dân như: Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục và đào tạo kết nối, liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thống thông tin từ Trung ương đến địa phương; kết nối, liên thông các phần mềm quản lý bệnh viện với phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh…

3- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trên nền tảng CNTT phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị và hệ thống dữ liệu không gian đô thị; hệ thống giao thông thông minh...nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong các cấp, các ngành. Xác định rõ vai trò quan trọng của CNTT là yếu tố then chốt bảo đảm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh Bắc Giang, do vậy, việc đầu tư hạ tầng và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên trong quản lý hành chính, cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và người dân.

Trên cơ sở Nghị quyết số 433-NQ/TU về “Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025”doBan Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành, theo đó, trong giai đoạn 2019 - 2020, mỗi năm tỉnh sẽ bố trí khoảng 60 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư hoàn thiện các hệ thống cốt lõi xây dựng Chính quyền điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Từ năm 2021-2025, Bắc Giang phấn đấu bố trí ngân sách cho nhiệm vụ phát triển CNTT mỗi năm tăng thêm so với năm trước tương ứng theo tỷ lệ tăng thu ngân sách tỉnh (thu nội địa trừ tăng tiền sử dụng đất). Khi nguồn ngân sách địa phương đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm cho phát triển CNTT thì đến năm 2025, hệ thống hạ tầng CNTT của tỉnh Bắc Giang sẽ cơ bản hoàn thiện, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, an toàn; đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT sâu rộng trong hoạt động của cả hệ thống chính trị, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công, xây dựng thành công Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang.

Nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn theo quy định; nhận thức, trình độ, kỹ năng sử dụng các ứng dụng CNTT của người dân được nâng lên, bảo đảm khai khác có hiệu quả những tiện ích của chính quyền điện tử. Tuy nhiên, cho đến nay hạ tầng CNTT của tỉnh còn ở mức trung bình so với cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh và đòi hỏi của người dân; việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, chưa gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, chưa tác động sâu, rộng đến mọi lĩnh vực xã hội; phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh chưa liên thông được với phần mềm ở cấp huyện; công nghiệp CNTT chậm phát triển, chưa có doanh nghiệp và sản phẩm CNTT mang tính chiến lược, mang lại giá trị gia tăng cao. Vì thế rất cần sự ủng hộ và vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025để từng bước xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh và bền vững.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Bắc Giang: Nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO