Công ty nghiên cứu Forrester ước tính bán lẻ trực tuyến trong khu vực sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 23% để đạt 53 tỷ USD vào năm 2023.
Các yếu tố khác được dự kiến sẽ đóng góp vào tăng trưởng bán lẻ trực tuyến trong khu vực bao gồm thị trường bán lẻ ngoại tuyến chưa phát triển mạnh, chi phí logistics còn thấp và mã hàng hóa (hay còn gọi là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng) (Stock-Keeping Units - SKU) còn giới hạn và có dân số trẻ. Đến năm 2020, gần một nửa dân số Đông Nam Á sẽ ở độ tuổi dưới 30, với hơn 55% dân số trong độ tuổi lao động là những người trẻ am hiểu công nghệ.
Indonesia và Philippines dẫn đầu tăng trưởng
Indonesia chiếm 41% doanh số bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á năm 2018, theo đó trở thành thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất khu vực. Cơ sở hạ tầng thương mại điện tử và viễn thông của quốc gia này vẫn đang phát triển.
Với sự thâm nhập băng rộng di động đang được mở rộng nhanh chóng, dẫn đến một số lượng lớn người dùng Internet chỉ có thiết bị di động, Indonesia đang thu hút sự chú ý từ các nhà bán lẻ trực tuyến, các công ty hậu cần và các nhà đầu tư. Forrester dự kiến thị trường bán lẻ trực tuyến Indonesia sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 19,6% từ năm 2018 đến năm 2023, đạt 19 tỷ USD vào năm 2023.
Philippines, quốc gia lớn thứ hai theo dân số trong khu vực, có số người dùng mạng xã hội tích cực nhất trên thế giới, dành trung bình 4 giờ cho mạng xã hội mỗi ngày trong năm 2017. Forrester hy vọng thị trường bán lẻ trực tuyến ở Philippines sẽ phát triển với tốc độ CAGR là 30,4% từ năm 2018 - 2023 khi nhiều người dùng phương tiện truyền thông xã hội bắt đầu mua sắm trực tuyến.
Điện tử tiêu dùng, thời trang và mỹ phẩm sẽ dẫn đầu tăng trưởng
Điện tử tiêu dùng sẽ hình thành danh mục bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Đông Nam Á, chiếm 24,2% tổng doanh số bán lẻ trực tuyến ở Đông Nam Á. Trang phục và phụ kiện theo sau ở mức 17% và phần cứng và phần mềm máy tính đứng thứ ba ở mức 8,4%.
Thời trang (bao gồm cả may mặc, phụ kiện và giày dép) chiếm 22,3% tổng doanh số bán lẻ ở Đông Nam Á và Forrester hy vọng thời trang là động lực chính cho sự tăng trưởng bán lẻ trực tuyến của khu vực. Sự thâm nhập thấp của bán lẻ ngoại tuyến có tổ chức ở Đông Nam Á cùng với sự hạn chế của các thương hiệu thời trang và mỹ phẩm làm cho các danh mục này phát triển nhanh nhất từ năm 2018 - 2023.
Các thương hiệu thời trang và mỹ phẩm sẽ theo sát các thị trường để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, trong khi các thị trường cũng sẽ tung ra các sản phẩm nhãn hiệu riêng trong các danh mục này. Nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Zalora đã ra mắt nhãn hiệu riêng của mình vào đầu năm 2013, và nhiều thị trường dự kiến sẽ làm điều tương tự để thu hút người mua mới với các sản phẩm mới ra mắt thị trường.