Truyền thông

Báo chí chuyển mình để giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng

T. Quân 13/12/2023 13:46

Định hướng dến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số. Từ chuyển đổi số báo chí sẽ tạo nguồn thu mới, thúc đẩy phát triển công nghiệp nội dung số.

Hiện nay, báo chí chuyển đổi số (CĐS) là chuyển toàn bộ hoạt động báo chí lên nền tảng số, gắn với online, đám mây và ứng dụng các công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, IoT, chuỗi khối.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đã xác định CĐS báo chí nhằm xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; Làm tốt sứ mệnh tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; Bảo đảm vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; Đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; Tạo nguồn thu mới; Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược "Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ mục tiêu nền báo chí Việt Nam là đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (Ưu tiên các nền tảng số trong nước). 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.

Từ đó các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%. 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CĐS báo chí; 100% cơ quan báo chí có giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.

bccm216221.jpg

Hướng đến báo chí số chất lượng cao

Các sản phẩm báo chí số, Chiến lược triển khai thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả. Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; Xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả.

Để phát triển nền tảng số, Chiến lược xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; Xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; Thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia, nền tảng báo chí điện tử; Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; Khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí; Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.

Về nguồn nhân lực cho báo chí cần được tham gia các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí về kỹ năng cơ bản, cần thiết cho chuyển đổi số báo chí; Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ đổi mới sản xuất, phân phối nội dung và giám sát, đánh giá chất lượng thông tin; Tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền báo chí số phát triển mạnh.

Kế hoạch triển khai thực hiện

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; Chủ trì theo thẩm quyền để xây dựng, sửa đổi, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy chuyển đổi số báo chí; Phối hợp với các bộ, cơ quan trong việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành các văn bản pháp luật liên quan; Chủ trì thúc đẩy hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí; Chủ trì thúc đẩy phát triển các nền tảng số hỗ trợ cơ quan báo chí chuyển đổi số, phát triển sản phẩm báo chí số; Triển khai các giải pháp hỗ trợ cơ quan báo chí đẩy mạnh chuyển đổi số; Chủ trì và phối hợp xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; Triển khai khảo sát, ghi nhận các mô hình chuyển đổi số báo chí, tối ưu hóa nguồn thu, tăng trưởng doanh thu; Chủ trì hoặc phối hợp triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực của các cơ quan báo chí, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số báo chí.

Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá, tổng hợp hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức sơ kết vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030; Đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

Bộ Tài chính bố trí kinh phí thường xuyên theo phân cấp ngân sách hiện hành theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện Chiến lược, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực báo chí và thông tin các trình độ của giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số; Cập nhật các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực báo chí và thông tin trong danh mục thống kê ngành đào tạo đối với giáo dục đại học theo quy định.

Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực báo chí qua các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí của bộ, ngành gắn với các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; Bố trí kinh phí và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí trực thuộc triển khai chuyển đổi số; Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí gắn với các chương trình chuyển đổi số của địa phương; Bố trí kinh phí và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí thuộc địa phương triển khai chuyển đổi số; Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

Các cơ quan chủ quản báo chí phê duyệt và chỉ đạo triển khai Kế hoạch chuyển đổi số của cơ quan báo chí trực thuộc. Tăng cường trách nhiệm cơ quan chủ quản báo chí trong tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính cho cơ quan báo chí triển khai chuyển đổi số; Nâng cao nhận thức, kiến thức cho đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên, phóng viên về chuyển đổi số.

Thực tiễn ở các địa phương trong quá trình chuyển đổi

Mới đây UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố. TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển các sản phẩm báo chí trên nền tảng số. Cụ thể: Thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả; Phát triển sản phẩm báo chí số chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; Xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả; Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung. Đồng thời, xây dựng, triển khai các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; Xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí; Thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia, nền tảng báo chí điện tử.

Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; Khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu CĐS. Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí…

UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành liên quan hỗ trợ các cơ quan báo chí TP HCM trong quá trình CĐS. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các nền tảng số do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển hỗ trợ các cơ quan báo chí CĐS; Phối hợp với các đơn vị kết nối doanh nghiệp công nghệ số với các cơ quan báo chí; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực của các cơ quan báo chí. Sở Tư pháp rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình CĐS của các cơ quan báo chí thành phố.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Báo chí chuyển mình để giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO