Bảo mật mật khẩu khi làm việc từ xa trong đại dịch Covid-19

TH| 08/05/2020 15:25
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo các nghiên cứu mới được công bố vào Ngày Mật khẩu Thế giới, việc nhân viên làm việc từ xa có thể làm lộ lọt các tài khoản cá nhân và doanh nghiệp của họ do bảo mật mật khẩu kém.

Ngày Mật khẩu Thế giới, được chọn là ngày 2/5 hàng năm, là sự kiện thường niên được tổ chức để nhắc nhở các công ty và người dùng thay đổi thói quen của mình để trở nên an toàn hơn với mật khẩu. Việc này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi lực lượng lao động phân tán cao, đang thực hiện giãn cách xã hội và làm việc ở nhà do đại dịch Covid-19.

Một nghiên cứu toàn cầu của OneLogin, thực hiện khảo sát 5000 nhân viên làm việc từ xa tại Đức, Pháp, Anh, Ireland và Mỹ, cho thấy gần 1/5 (17%) chia sẻ mật khẩu thiết bị làm việc của họ với vợ/chồng hoặc con. Hơn 1/3 (36%) thừa nhận đã không thay đổi mật khẩu Wi-Fi tại nhà của họ trong hơn một năm.

Bảo mật mật khẩu khi làm việc từ xa trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Con số này tại Anh tăng lên 50%, với số lượng người Anh tương đương không thay đổi mật khẩu thiết bị kể từ khi họ bắt đầu làm việc từ xa.

Tuy nhiên, ở góc độ tích cực, theo một khảo sát của công ty bảo mậtCentrify, hơn hai phần ba (70%) doanh nghiệp Anh đang sử dụng xác thực đa yếu tố (MFA) và mạng riêng ảo (VPN) để quản lý các rủi ro bảo mật do sự gia tăng các hoạt động từ xa trong đại dịch Covid-19. 

Cuộc khảo sát được thực hiện với 200 người ra quyết định kinh doanh cấp cao trong các công ty lớn và vừa của Anh. Theo đó, 46% những người được khảo sát cho biết các cuộc tấn công lừa đảo đã gia tăng đáng kể từ khi thực hiện rộng rãi chính sách làm việc từ xa.

Mặc dù nhận thấy cần phải cảnh giác hơn nữa trước các mối đe dọa gia tăng, cuộc khảo sát cũng cho thấy 43% cá nhân tin rằng các giao thức để tăng cường an ninh mạng cho nhân viên từ xa sẽ có tác động tiêu cực đến năng suất làm việc. Tương tự, gần một nửa số cá nhân (49%) thích bỏ bớt các bước xác thực bổ sung cho các ứng dụng và dữ liệu tại nơi làm việc.

Andy Heather, Phó Chủ tịch của Centrify cho biết: "Các doanh nghiệp nhận ra các rủi ro do làm việc từ xa trong thời gian khó khăn này, với phần lớn lựa chọn các giải pháp xác thực đa yếu tố để xác minh người dùng và bảo vệ dữ liệu của công ty. Vấn đề là 30% không sử dụng MFA, trong khi đây là cách thực hành bảo mật tốt nhất".

Cũng theo Phó Chủ tịch Certify, các tổ chức, doanh nghiệp muốn đảm bảo năng suất cho nhân viên làm việc từ xa thì cần triển khai những biện pháp bảo đảm an ninh mạng. "Các tổ chức, doanh nghiệp cần cân nhắc các rủi ro và thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo rằng quyền truy cập chỉ được cấp cho những người dùng được xác thực", Andy Heather nhấn mạnh.

Bài liên quan
  • 7 chiến lược ngăn chặn ransomware từ chuyên gia an ninh mạng
    Trong thời đại số hóa ngày nay, ransomware đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp (DN) và tổ chức trên khắp thế giới. Với khả năng gây ra thiệt hại nặng nề từ mất dữ liệu đến gián đoạn hoạt động kinh doanh, việc bảo vệ khỏi ransomware là một ưu tiên cấp bách.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Bảo mật mật khẩu khi làm việc từ xa trong đại dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO