Sukhoi Su-57 "súng bắn tỉa" đặc biệt của Không quân Nga
Kể từ khi ra mắt công chúng 10 năm trước, mẫu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Nga đã hoàn toàn quá trình thử nghiệm, các chuyến bay kiểm tra khả năng thực chiến được thực hiện nhiều hơn với những động tác bay khó.
Quá trình thử nghiệm cho đến đánh giá toàn diện khả năng một máy bay chiến đấu cơ tàng hình luôn là một thử thách khó khăn đối với các quốc gia cường quốc về công nghệ hàng không như Nga, mặc dù cho tới đến nay Tập đoàn Sukhoi đã chế tạo được 10 nguyên mẫu của Sukhoi Su-57.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Không quân Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Nhiều chiến đấu cơ Israel xuất kích, lò lửa Syria nóng lên từng giờ - Chiến sự Libya thay đổi sốc, chưa từng có, LHQ lên tiếng khẩn cấp
Tuy nhiên, có một câu hỏi được các chuyên gia quân sự trong và ngoài nước Nga đặt ra là, sau khi chính thức đưa vào trang bị Su-57 – Không quân Nga sẽ sử dụng chiến đấu cơ hệ thế 5 này như thế nào.
Để trả lời cho câu hỏi này - Bill Sweetman, một cựu phóng viên của tạp chí Aviation Week đã đưa ra một giả thuyết về cách Không quân Nga sẽ sử dụng Su-57 trong các cuộc chiến trong tương lai.
Theo nhận định của Sweetman, với một chiến đấu cơ hạng nặng sở hữu hai động cơ và có sải cánh dài tới 14.1m, Su-57 sẽ được Không quân Nga đặt mua với số lượng hạn chế và được sử dụng như một "súng bắn tỉa trên không", bay cao và nhanh để vượt qua hệ thống radar cảnh giới của kẻ thù và sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công mục tiêu.
Các tùy chọn trong thiết kế và vũ khí của Su-57 dường như cho thấy nó được sinh ra cho một nhiệm vụ như vậy, khi chiến đấu cơ này có thể khai thác tối đa các lỗi hỏng trong hệ thống phòng không của Mỹ và đồng minh từ đó mang lại cho Nga lợi thế về mặt không quân trong môi trường chiến tranh hiện đại.
Đội hình gồm 4 chiếc Su-57 trong một hoạt động gần đây do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Điều này cũng tương tự như cách Trung Quốc đang làm với các chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình của nước này trong những năm qua.
Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS gần đây, một số mẫu vũ khí được phát triển cho Su-57 cho thấy chúng được thiết kế để lắp vào các khoang vũ khí khổng lồ bên trong thân máy bay hoặc dưới hai bên cánh.
Dù nhận định là như vậy nhưng Sweetman vẫn hoài nghi về chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình của Không quân Nga, khi thời gian đưa Su-57 vào trang bị liên tiếp bị trì hoãn. Dự kiến chiếc Su-57 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Không quân Nga trong năm nay.
Tiêu diệt mục tiêu từ sớm, từ xa
Cũng theo Sweetman, kể trong trường hợp không được đưa vào biên chế chính thức thì Su-57 vẫn được xem là mối đe dọa nghiêm trọng đến khả năng phòng thủ của nhiều phương Tây. Điều này không nằm ở thiết kế tàng hình của chiến đấu cơ này mà ở hệ thống vũ khí được phát triển cho Su-57.
Hiện tại, Su-57 đang và sẽ được trang bị các tên lửa tấn công hiện đại nhất của Không quân Nga, điển hình như tên lửa chống radar Kh-58UShE hay tên lửa không đối không thế hệ mới RVV-BD.
Tên lửa chống radar Kh-58UShE một trong nhiều vũ khí của Không quân Nga sẽ trang bị cho Su-57. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin.
Cả hai tên lửa này đều dài gần 4.5m, Kh-58UShE và RVV-BD tấn công các mục tiêu cách nó gần 190km và có thể còn xa hơn. Trong đó, Kh-58UShE sẽ tiêu diệt các hệ thống radar cảnh giới của kẻ thù còn RVV-BD sẽ là chiến đấu cơ hiện đại của đối phương.
Mỹ cũng có các tên lửa tương tự như của Nga là AGM-88 và AIM-120 tuy nhiên tầm bắn và khả năng tấn công của chúng hoàn toàn thua kém Kh-58UShE và RVV-BD. Giới hạn của AGM-88 và AIM-120 một phần nằm ở học thuyết chiến tranh của Mỹ.
Một điểm khác là các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ bao gồm máy bay ném bom B-2, F-22 và F-35 thường mang theo số lượng vũ khí tương đối nhỏ, nhẹ với tầm bắn ngắn. Đó là còn chưa kể tới việc tầm tác chiến của F-22 và F-35 thấp hơn so với Su-57
Đáng chú ý hơn là không có máy bay tàng hình nào của Mỹ có thể mang tên lửa chống radar như Su-57.
Máy bay Su-34 Nga: "Lưỡi hái tử thần" trên không khiến khủng bố Syria kinh hồn bạt vía
Chuyên gia Mỹ đề xuất tư nhân hóa xung đột trên biển với TQ, báo Hồng Kông cảnh báo "dấu hiệu nguy hiểm"
Chiến lược từ Trung Quốc khiến tên lửa Bastion-P Nga trở thành nỗi ám sợ của châu Âu
Như vậy, rõ ràng Su-57 được thiết kế để có thể tấn công thẳng vào hệ thống phòng thủ của kẻ thù, dựa vào các tính năng tàng hình, bay cao và nhanh sau đó sử dụng các tên lửa tầm xa tấn công vào phía sau phòng tuyến của kẻ thù mà không cần tới sự trợ giúp máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Su-57 mất đi khả năng siêu cơ động vốn có trên các dòng tiêm kích của Nga, bởi các mục tiêu của Su-57 không chỉ có các hệ thống radar dưới mặt đất mà còn có máy bay do thám, các hệ thống điều khiển cảnh báo sớm trên không, máy bay tiếp nhiên liệu và dĩ nhiên là cả các chiến đấu cơ tàng hình.
Việc tiêu diệt các hệ thống radar cảnh giới hay hỗ trợ trên không của đối phương từ sớm, từ xa được xem là cách hiệu quả nhất để vô hiệu hóa nỗ lực phát động các cuộc tấn công bằng đường không nhằm vào Nga.
Với phương pháp này, Không quân Nga sẽ không cần nhiều máy bay chiến đấu tàng hình thế mới để tạo ra sự khác biệt trong bất kỳ cuộc chiến trên không trong tương lai. Do đó, nhận định của Bill Sweetman về việc Nga sẽ mua số lượng hạn chế Su-57 là hoàn toàn có cơ sở bởi hiệu quả và sức mạnh của dòng tiêm kích tàng hình này.
Bộ Quốc phòng Nga lần đầu công bố cảnh tiêm kích tàng hình S-57 bắn tên lửa trên không.
Chuyên gia Mỹ đề xuất tư nhân hóa xung đột trên biển với TQ, báo Hồng Kông cảnh báo "dấu hiệu nguy hiểm"