Bộ TTTT phát hành hai bộ tem bưu chính mới

Lan Phương| 11/06/2019 14:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ TTTT vừa ký phát hành hai bộ tem mới, gồm bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)” và bộ tem chuyên đề về loài “bướm” đặc hữu của Việt Nam.

Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)”

Sau Tết Mậu Thân 1968, vấn đề thành lập chính quyền cách mạng Trung ương trở thành yêu cầu cấp bách cả về đối nội và đối ngoại. Đáp ứng yêu cầu đó, Đại hội đại biểu quốc dân được triệu tập tại khu rừng Tà Nốt, Tà Đạt (Tân Biên, Tây Ninh) từ ngày 6 - 8/6/1969.

Thành phần tham dự Đại hội gồm: đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; Liên minh các lực lượng vũ trang dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam cùng đại biểu các lực lượng yêu nước khác ở miền Nam Việt Nam.

Ngày 06/6/1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLT CHMNVN) đã ra đời do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch là: Bác sĩ Phùng Văn Cung (kiêm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ), Giáo sư Nguyễn Văn Kiết (kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên), cụ Nguyễn Đóa cùng 7 Bộ trưởng.

Bên cạnh đó còn có Hội đồng cố vấn do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch; Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Phó Chủ tịch và 11 ủy viên.

Trụ sở đầu tiên của Chính phủ CMLTCHMNVN đóng tại Tây Ninh. Sau tháng 5/1972 đến năm 1975, Văn phòng Chính phủ chuyển về Quảng Trị (thôn Tây Hoà, thị trấn Cam Lộ, huyện Chi Linh). 

Ngay sau khi thành lập, Chính phủ CMLT CHMNVN đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ tháng 6/1969 đến cuối năm 1975 đã có hơn 50 nước công nhận và lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ CMLT CHMNVN.

Chính phủ CMLT CHMNVN có cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; chính quyền được tổ chức ở các cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã. Các cấp địa phương đều có Hội đồng nhân dân cách mạng và UBND Cách mạng.

Chính phủ CMLT CHMNVN đã công bố chương trình hành động 12 điểm nhằm động viên toàn quân, toàn dân miền Nam đẩy mạnh sự nghiệp thống nhất đất nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Trải qua 4 năm, 9 tháng với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc họp riêng, ngày 27/1/1973, thay mặt Chính phủ CMLT CHMNVN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đã ký chính thức vào văn bản của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và ba Nghị định thư kèm theo tại Trung tâm các hội nghị quốc tế ở Paris. Hiệp định ghi nhận quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất được tiến hành, chấm dứt sứ mệnh lịch sử của Chính phủ CMLT CHMNVN. Tuy chỉ tồn tại trong 6 năm, từ tháng 6/1969 đến tháng 7/1975, nhưng sự hiện diện của Chính phủ CMLTCHMNVN là một bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Để ghi dấu sự kiện này, Bộ TTTT đã phát hành bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969 - 1976)” gồm 01 mẫu giá mặt 4.000 đồng.

Bộ tem thể hiện hình ảnh lễ ra mắt của Chính phủ CMLT CHMNVN với màu sắc đen trắng (mang tính lịch sử) trên nền cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, bên cạnh đó là tòa nhà, nơi Chính phủ CMLT CHMNVN làm việc trong thời kỳ chiến tranh.

Với màu nền xanh nhạt và hình tượng chim tung cánh trên trời xanh, bộ tem truyền tải thông điệp về khát vọng hòa bình - mục tiêu chính của Chính phủ CMLT CHMNVN.

Bộ tem có hoạ sĩ Nguyễn Du, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) thiết kế, có khuôn khổ 43x32 (mm), được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 06/6/2019 đến ngày 31/12/2020.

Bộ tem chuyên đề về loài bướm đặc hữu của Việt Nam

Để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn loài bướm nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung của Việt Nam, Bộ TTTT đã phát hành bộ tem “Bướm” gồm 04 mẫu với giá mặt 2 mẫu mỗi mẫu 4000 đồng, 2 mẫu còn lại là 6.000 đồng và 8.000đ và 1 blốc giá mặt 15.000 đồng.

Bướm là loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có sự đa dạng về loài cao hơn các loài côn trùng khác. Ở Việt Nam có hơn 1.200 loài bướm, trong số đó có rất nhiều loài Bướm đặc hữu Việt Nam.

Bướm gồm có hai loại: Bướm ngày và Bướm đêm (hay còn gọi là Ngài).

Bướm ngày hoạt động vào ban ngày, sở hữu đôi cánh rực rỡ với hàng nghìn vảy nhỏ li ti xếp chồng lên nhau, đôi khi chỉ là những hạt có màu có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu sắc liên tục thay đổi khi chúng chuyển động.

Bướm đêm hoạt động vào ban đêm với số lượng lớn gấp chục lần các loại bướm ngày. Bướm đêm có hình dáng đa dạng, nhiều loài hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày, nhất là lúc hoàng hôn.

Tất cả các loài bướm đều trải qua một chu kỳ sống như nhau, từ trứng chuyển thành sâu bướm, nhộng, rồi mới đục kén trở thành những cánh bướm trưởng thành rực rỡ, tỏa sáng dưới ánh mặt trời và ấn tượng kì bí trong đêm.

Do có sự phong phú về chủng loại cũng như màu sắc đa dạng nên đề tài về bướm được “ưu ái” giới thiệu trên tem bưu chính nhiều hơn so với các loài côn trùng khác.

Bằng bút pháp hiện thực miêu tả sinh động các loài bướm gắn với môi sinh thực tế, bộ tem giới thiệu các loài bướm ngày, cụ thể: Bướm đuôi kiếm xanh Graphium antiphates (Cramer, 1775) (Mẫu 4-1); Bướm Hoàng đế tím Sasakia charonda (Hewitson, 1863) (Mẫu 4.2); Bướm lá khô Kallima inachus (Doyère, 1840) (Mẫu 4.3); Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides aeacus (C. Felder & R. Felder, 1860) (Mẫu 4.4) và Mẫu blốc: Bướm đuôi rồng xanh Lamproptera meges (Zinken-Sommer, 1831)

Bộ tem do họa sĩ Tô Minh Trang, Tổng công ty BĐVN thiết kế, có khuôn khổ 32mm x 43mm và bloc có khuôn khổ 90mm x 60mm, được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 11/6/2019 - 31/12/2020.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
Bộ TTTT phát hành hai bộ tem bưu chính mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO