Các giải pháp thông minh cho cuộc sống đô thị ở Đài Loan

Tâm An| 29/06/2021 09:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Với tham vọng tạo ra các cộng đồng đáng sống, nơi người dân, doanh nghiệp và chính phủ phát triển một cách hài hòa và thúc đẩy sự đổi mới, Cục Phát triển Công nghiệp Đài Loan (IDB) đã triển khai dự án “Thành phố thông minh Đài Loan” một cách hiệu quả.

Thành phố thông minh (TPTM) là thành phố tích hợp các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data) và các công nghệ khác giúp thành phố trở nên hiện đại và đáng sống hơn. Thông qua việc tích hợp các ứng dụng thông minh vào phát triển đô thị, người dân đã có thể tiếp cận với các dịch vụ tiện ích một cách dễ dàng, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách chất lượng cuộc sống trong các cộng đồng.

Giao thông thông minh

Ngành giao thông vận tải và công nghệ đã trở thành một trong những trọng tâm hàng đầu trong các mục tiêu của chính quyền Đài Loan trong 5 năm tới. Việc tăng cường ứng dụng các công nghệ mới nổi như viễn thông 5G, AI và phân tích dữ liệu lớn có thể làm cho mạng lưới giao thông đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Trong suốt quá trình phát triển, Đài Loan dự kiến sẽ đầu tư 200 triệu USD vào việc tạo ra công nghệ giao thông thông minh như phân tích dữ liệu giao thông thông minh, hệ thống đỗ xe và đặt vé thông minh.

Điểm đỗ xe thông minh có thể cải thiện tỷ lệ đỗ xe lên 5% và hiệu quả xuất vé lên 50%; Giám sát ô nhiễm không khí bằng AI giúp Cục Bảo vệ Môi trường nhanh chóng xác định các nguồn ô nhiễm và cải thiện hiệu suất kiểm toán môi trường gấp 6 lần.

Đáp ứng xu hướng này, chính quyền Đài Loan đang xúc tiến giai đoạn thứ hai của Chương trình phát triển hệ thống giao thông thông minh, kéo dài từ năm 2021 đến năm 2024. Kế hoạch này nhằm nâng cấp các dịch vụ vận tải và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho ngành giao thông vận tải

Các giải pháp thông minh cho cuộc sống đô thị ở Đài Loan - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Các cơ sở thử nghiệm đang được xây dựng cho công nghệ giao thông tiên tiến sẽ kết hợp các phương tiện vận tải đa nền tảng tích hợp cùng với các ứng dụng AI.

Chương trình cũng định hình mô hình phương tiện giao thông thông minh giúp thu hẹp khoảng cách giao thông giữa nông thôn - thành thị và cải thiện sự chênh lệch mà các nhóm yếu thế đang gặp phải.

Bên cạnh đó, Chương trình cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng số cho mạng lưới giao thông cốt lõi bằng cách kết hợp công nghệ hiện có với các ứng dụng AI mới và mạng 5G để tạo nền tảng cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số giúp hệ thống quản lý và kiểm soát giao thông "thông minh hơn", bao gồm việc tăng phạm vi thu thập dữ liệu nhằm giảm thiểu những rủi ro giao thông, cải thiện tính an toàn và hiệu quả tổng thể của phương tiện giao thông.

Thiết bị đeo thông minh

Năm 2018, Đài Loan được xếp vào danh sách xã hội siêu già với 20% dân số là những người từ 65 tuổi trở lên. Khoảng 4,3% dân số già của quốc gia này bị suy giảm trí tuệ do bệnh Alzheimer.

Các giải pháp thông minh cho cuộc sống đô thị ở Đài Loan - Ảnh 2.

Thiết bị đeo thông minh dành cho người suy giảm về trí tuệ.

Để tránh việc người già đi lạc hoặc mất tích, ONE-LiFE - công ty thời trang thông minh của Đài Loan đã tạo ra thẻ cảm biến thông minh định vị sử dụng công nghệ IoT và Bluetooth. Sau khi người dùng đeo nó và rời khỏi khu vực được chỉ định, người chăm sóc của họ sẽ nhận được một thông báo tin nhắn cho biết họ đang di chuyển đến đâu. Thẻ cũng bao gồm một nút khẩn cấp SOS trong trường hợp bị thương và pin có thể sử dụng lên đến một năm mà không cần phải sạc thường xuyên.

Chăm sóc sức khỏe thông minh

Ngành công nghệ y tế của Đài Loan đang có những phát triển rõ rệt, nhưng ở các khu vực nông thôn, một bộ phận người dân không thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) như những người sống ở khu vực thành thị. Theo đó, khoảng một nửa khu vực nông thôn của Đài Loan thiếu các phòng khám nhãn khoa.

Trên thực tế đó, Leosys - công ty CSSK thông minh của Đài Loan đã phát triển một dịch vụ tuần tra nhãn khoa có sự hỗ trợ của AI bao gồm bộ dụng cụ khám mắt di động. Sử dụng nhân lực y tế từ Trung tâm Mắt phổ quát, công ty có thể cung cấp các dịch vụ đo thị lực tốt hơn để cải thiện khả năng di chuyển và thuận tiện cho những người không thể đi khám mắt.

Sự đổi mới của Leosys có thể thu thập các hình ảnh từ công nghệ chụp ảnh Fundus để thiết lập cơ sở dữ liệu nhằm chẩn đoán và xác định tốt hơn bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các bệnh về cơ bằng cách sử dụng AI.

Năng lượng thông minh

Là một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng đô thị, chiếu sáng đường phố góp phần vào sự an toàn và an ninh của các thành phố. Hiện nay, có khoảng 304 triệu bóng đèn đường trên thế giới, với khoảng 15 triệu tấn carbon dioxide được thải ra hàng năm để cung cấp ánh sáng cho các đường phố, trong đó cần hơn 600 triệu cây xanh chỉ để bù đắp lượng carbon phát thải đó.

Tại Đài Loan, đèn đường chiếu sáng chiếm khoảng 40% tổng năng lượng tiêu thụ ở các thành phố. Để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, công ty AAEON đã phát triển đèn đường chạy bằng AI. Theo đó, các camera được tích hợp vào đèn đường thông minh để giúp xác định các phương tiện di chuyển và lưu lượng giao thông. Nếu không có xe qua lại trong hơn 10 phút, đèn đường sẽ tự động giảm 50% giúp tiết kiệm điện 12%.

Giáo dục thông minh

Khoảng 43.000 phòng học thông minh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở của Đài Loan đã và đang sử dụng công nghệ giáo dục (EdTech). Các công cụ thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và một số công nghệ khác của LiveABC hiện đang được ứng dụng trong việc giảng dạy và học tiếng Anh ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

Các công nghệ giáo dục này có thể giúp việc giảng dạy không còn bị hạn chế bởi khoảng cách cũng như môi trường thực tế và học sinh, sinh viên có thể trải nghiệm các tình huống học tập AR khác nhau trong cùng một lớp học; thiết bị đeo VR cũng có thể được sử dụng để luyện nói tiếng Anh trong các cảnh thực tế trong mô hình học tập nhập vai.

Cùng với công nghệ dịch vụ định vị di động (LBS), lớp học được mở rộng đến khuôn viên trường và các khu vực xung quanh, cho phép học sinh, sinh viên có thể học tiếng Anh thông qua những trải nghiệm trong lĩnh vực cuộc sống mà họ quen thuộc nhất. Điều này sẽ không chỉ tăng niềm vui và sự sẵn sàng học tập, mà còn cho phép các chương trình văn hóa địa phương và trường học được tích hợp và thực hành đầy đủ.

Mỗi năm, Đài Loan đều tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về TPTM để không ngừng thu thập thêm nhiều ý tưởng và sáng tạo mới nhằm đạt được mục tiêu làm cho xã hội trở nên "thông minh hơn" thông qua công nghệ. 

Trong 6 hội nghị thượng đỉnh vừa qua, rất nhiều cơ hội đã được tạo ra cho các công ty khởi nghiệp công nghệ thông minh tiếp cận thị trường và mạng lưới. Với các dự án công nghệ mới đầy sáng tạo và thú vị được triển khai mỗi năm, Đài Bắc đang dần vươn lên trong danh sách các TPTM nhất trên thế giới./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Các giải pháp thông minh cho cuộc sống đô thị ở Đài Loan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO