Các kỳ bầu cử Quốc hội qua con tem bưu chính

05/01/2016 07:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

Cử tri Hà Nội bỏ phiếu tín nhiệm người xứng đáng tham gia Quốc hội khóa 1, ngày 6/1/1946. (Nguồn VOV5)

Hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 6/1/1946 với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng tháng Tám, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp mọi miền của Tổ quốc, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đã nô nức tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, bất chấp sự chống phá của các thế lực xâm lược và chống đối. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đã khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sự kiện bầu cử Quốc hội lần đầu tiên đã được Bưu chính Việt Nam thể hiện lại trên mẫu tem Bưu chính phát hành năm 1966 nhân kỷ niệm 20 năm ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên: Bộ Tem "Kỷ niệm 20 năm ngày Bầu cử quốc hội đầu tiên" (MS 182).


Mẫu tem có khuôn khổ 45x28(mm) do họa sỹ Nguyễn Việt Tuấn thiết kế, được in ốp-xét hai mầu tại Nhà in Tiến Bộ.Quốc hội khóa II (1960 - 1964) được bầu ngày 8/5/1960, gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của miền Nam được lưu nhiệm). Chào mừng sự kiện này, Bưu chính Việt Nam cũng đã phát hành bộ tem "Bầu cử quốc hội khóa II" (MS 068). Bộ tem phát hành ngày 03/5/1960, có khuôn khổ 28x37 (mm) do họa sỹ Nguyễn Vân Khanh thiết kế, được in ốp-xét ba mầu tại Nhà in Tiến Bộ.


Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Đế quốc Mỹ, non song thu về một mối. Một năm sau, ngày 25/4/1976, nhân dân khắp hai miền Bắc – Nam nô nức tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Đây là lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trên phạm vi cả nước, sau lần đầu tổ chức từ ngày 6/1/1946. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bầu và đã bầu ra 492 đại biểu. Kết quả của Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Nhân dân phố Lò Đúc, Hà Nội bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 2, ngày 8/5/1960. (Nguồn VOV5)

Chào mừng sự kiện này, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem "Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất" (MS 309). Bộ tem được phát hành vào ngày 10/4/1976, gồm 3 mẫu tem do họa sỹ Trần Lương và Trần Huy Khánh thiết kế, được in ốp xét hai màu tại nhà in Tiến bộ.

Ngày 24/6/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, được gọi là  Quốc hội khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước, họp kỳ đầu tiên tại  Hà Nội. Quốc hội quyết định đặt tên nước Việt Nam thống nhất là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chào mừng sự kiện này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành Bộ Tem "Quốc hội thống nhất" (MS 310).


Bộ tem được phát hành vào ngày 24/4/1976, gồm 2 mẫu tem, khuôn khổ 40x34(mm)  do họa sỹ Lê Toàn thiết kế, được in ốp xét ba màu tại nhà in Tiến bộ.Cùng thời điểm này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng phát hành bộ tem cuối cùng có mẫu thiết kế tương tự, chỉ khác tiêu đề trên tem là "Cộng hòa Miền Nam Việt Nam".


Trên hai mẫu tem của hai bộ tem này đều mang dòng chữ "Nước Việt Nam là một - Dân tộc Việt Nam là một" và "Độc lập - Thống nhất - Chủ nghĩa xã hội".Đây là bộ tem cuối cùng của nhánh tem Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhánh tem Chính phủ Cách mạng lầm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thuộc dòng tem Cách mạng Việt Nam). Kể từ thời điểm này, các mẫu tem Bưu chính của hai nhánh tem Cách mạng trên với tiêu đề cũ trên tem là "VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA" và "CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM" hòa thành một nhánh tem duy nhất lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, với tiêu đề trên tem là "VIỆT NAM".Bộ tem Bưu chính chào mừng sự kiện này là bộ tem "Việt Nam thống nhất", phát hành ngày 24/6/1976 cùng thời điểm phát hành bộ tem "Quốc hội thống nhất".


Bộ tem có khuôn khổ 31x47(mm), do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn và Nguyễn Văn Hiệp thiết kế, in ốp-xét ba mầu tại nhà in Tiến bộ. Trên mẫu tem thể hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam thống nhẩt trên nền trống đồng, biểu tượng của văn hóa Việt Nam.Ngày 25/4/1977, nhân kỷ niệm 1 năm ngày bầu cử Quốc hội thống nhất, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem "Kỷ niệm 1 năm ngày bầu cử Quốc hội toàn quốc" (MS 323).


Bộ tem có khuôn khổ 28x40(mm), do họa sỹ Trần Lương thiết kế, in ốp-xét nhiều mầu tại nhà in Trần Phú. Bộ tem được thiết kế theo mẫu của họa sỹ Quốc Thái đã đoạt giải trong cuộc thi vẽ mẫu tem do Bưu điện Việt Nam tổ chức.Năm 1986, nhân kỷ niệm 40 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên, Bưu điện Việt Nam đã phát hành bộ tem "Kỷ niệm 40 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên" (MS 483).


Bộ tem có khuôn khổ 30x42 (mm), do họa sỹ Đỗ Việt Tuấn thiết kế, in ốp-xét hai mầu tại nhà in Tiến Bộ.

 Theo Vietnam Post 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Các kỳ bầu cử Quốc hội qua con tem bưu chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO