Các tập đoàn công nghệ di động hàng đầu đẩy mạnh đầu tư tại Ấn Độ

Theo vietnamplus.vn| 14/07/2020 13:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới đang nỗ lực tăng cường đầu tư vào Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Các tập đoàn công nghệ di động hàng đầu đẩy mạnh đầu tư tại Ấn Độ - Ảnh 1.

Foxconn có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD để mở rộng một nhà máy ở Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)

Tập đoàn Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) đang có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD để mở rộng một nhà máy ở Sriperumbudur, gần Chennai thuộc Đông Nam Ấn Độ, nơi doanh nghiệp này đang lắp ráp điện thoại iPhone của Apple.

Động thái trên là một phần trong kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc mà Apple đang âm thầm thực hiện, trong bối cảnh "người khổng lồ" công nghệ Mỹ tìm cách né tránh những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington cũng như cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19

Hãng tin Reuters dẫn một nguồn thạo tin cho biết, Apple đang hối thúc các đối tác chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc. Theo một nguồn tin khác, kế hoạch đầu tư của Foxconn vào nhà máy Sriperumbudur, nơi sản xuất iPhone XR, sẽ được thực hiện trong 3 năm và tạo ra thêm việc làm cho khoảng 6.000 người.

Hiện Foxconn cũng đang vận hành một nhà máy khác ở bang Andhra Pradesh để sản xuất điện thoại thông minh cho Xiaomi (Trung Quốc) và một số thương hiệu khác. Hồi tháng trước, Chủ tịch Foxconn Liu Young-way cũng đề cập đến kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào Ấn Độ, song không cho biết chi tiết.

Apple chiếm khoảng 1% doanh số bán điện thoại thông minh tại Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định, đối thủ "không độ trời chung" của Apple là Samsung cũng đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại thị trường smartphone ở Ấn Độ.

Theo các chuyên gia, hiện làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đang bắt đầu lan rộng tại Ấn Độ, sau những căng thẳng gần đây giữa hai nước ở khu vực biên giới. Do đó, Samsung đang muốn chớp cơ hội này để gia tăng thị phần tại thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ, vốn đang nằm dưới sự thống trị của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Samsung hiện đặt nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất của hãng tại thị trấn Noida, miền Bắc Ấn Độ. Hoạt động kinh doanh smartphone của Samsung đã tăng trưởng chậm lại tại Ấn Độ trong những năm gần đây, khi các nhà sản xuất Trung Quốc mở rộng doanh số và gia tăng cạnh tranh về giá.

Để tạo đà bán hàng tại thị trường lớn thứ hai thế giới, Samsung mới đây đã giới thiệu hai kế hoạch tiếp thị smartphone mới ở Ấn Độ. Đáng chú ý là chương trình Galaxy Assured thu mua lại các dòng smartphone cao cấp với tỷ lệ tối đa 70% giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, chương trình Galaxy Forever cho phép khách hàng có thể mua mẫu smartphone cao cấp nhất Galaxy S20 của hãng với giá chỉ bằng 60% giá gốc.

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất Trung Quốc thường chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng 5 thương hiệu smartphone hàng đầu tại thị trường Ấn Độ. Theo số liệu của công ty nghiên cứu Counterpoint Research, Xiaomi dẫn đầu với 30% thị phần, tiếp đến là "người đồng hương" Vivo với 17%. Realme và Oppo xếp thứ 4 và thứ 5 trên thị trường smartphone Ấn Độ với thị phần lần lượt là 14% và 12%. Samsung đứng thứ 3 trong danh sách với 16% thị phần./.

Các tập đoàn công nghệ di động hàng đầu đẩy mạnh đầu tư tại Ấn Độ - Ảnh 2.

Samsung đang nỗ lực chớp thời cơ tại thị trường smartphone Ấn Độ. (Ảnh: CSRBox)


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Các tập đoàn công nghệ di động hàng đầu đẩy mạnh đầu tư tại Ấn Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO